Quốc hội mới đủ thẩm quyền ban hành luật. Và ngoại trừ một số loại bí mật
nhất định và trong phạm vi rất hẹp, không liên quan gì tới Hồ sơ Lầu Năm
Góc - như dữ liệu về vũ khí nguyên tử, tin tức tình báo thu thập qua kênh
thông tin liên lạc, và gần đây là danh tính của các điệp viên bí mật - Quốc
hội, nếu chiếu theo Điều luật bổ sung thứ nhất của Hiến pháp, chưa bao giờ
đưa ra một đạo luật như thế.
Hầu như tất cả mọi người, vào thời điểm đó hoặc một thời gian về sau đều
không nhận thấy rằng, việc tôi và Tony Russo bị khởi tố hình sự vì tội sao
chép đủ loại tin tức của chính phủ - không nhằm mục đích bí mật chuyển
giao những thông tin này cho một thế lực nước ngoài nào (tội làm gián
điệp) mà nhằm tiết lộ ("rò rỉ") thông tin cho báo chí và dư luận Mỹ - là
chưa từng có tiền lệ và vô cùng đặc thù trong lịch sử. Sự việc ấy cũng đặc
thù không kém gì so với những kiềm chế và những nỗ lực đình chỉ xuất bản
đã dẫn chúng ta đến với vụ án mang tên Hồ sơ Lầu Năm Góc, một vụ án
giờ đã được chuyển lên Toà án tối cao.
Thực tế dễ hiểu là trên đất nước này trước đây chưa từng có trường hợp nào
bị truy tố vì đã để rò rỉ thông tin. Rất nhiều lần trong thời gian tôi làm việc
trong chính quyền, bất cứ khi nào nhận được bản tóm lược một thông tin
mật, hay kí vào một thoả thuận giữ bí mật trước khi được phép tiếp cận xử
lý chúng, tôi đều được nhắc nhở về khả năng bị truy tố hình sự nếu để lộ
thông tin mà chưa được cho phép. Những lời cảnh cáo ở đây luôn luôn viện
dẫn đến các điều khoản trong Đạo luật Tội làm gián điệp, mà theo đó người
chịu trách nhiệm đầu tiên là tôi. Và quy kết cho tôi tội rò rỉ thông tin trái
phép, chứ không phải tội làm gián điệp. Trong thực tế, những cảnh báo này
báo trước rằng nhiều phần của đạo luật về tội làm gián điệp sẽ được dùng
đến, mặc nhiên được coi như một đạo luật về tin mật nhà nước, tương tự
một đạo luật của Anh. Tuy nhiên thông tin mật vẫn thường xuyên bị rò rỉ ra
bên ngoài, thậm chí gần như hàng ngày (mặc dù ở qui mô nhỏ hơn so với
trường hợp Hồ sơ Lầu Năm Góc). Rất ít trong số đó được cấp trên chấp