giờ bận tâm nghĩ đến Điều luật bổ sung thứ nhất, hay những phần trong
Hiến pháp có liên quan tới nó, hay những ràng buộc về mặt pháp luật trong
nước có thể đặt ra cho công việc của chúng tôi. Tôi làm việc trong ngành
hành pháp, phục vụ Tổng thống, công việc liên quan đến chính sách quân
sự và ngoại giao. Tôi không cho rằng Hiến pháp hay các văn bản luật của
Quốc hội sẽ chi phối công việc chúng tôi đang làm. Về điều này, tôi cũng
không có gì khác rất nhiều các quan chức Nhà Trắng, những người sau này
đã thừa nhận trong các phiên điều trần liên quan đén vụ Watergate, rằng họ
tin là - theo như lời cấp trên của họ, tổng thống Nixon - "khi Tổng thống
làm việc gì, việc đó sẽ không vi phạm pháp luật".
Chắc hẳn rằng, cũng với tinh thần ấy, Nixon đã chỉ định Colson và những
người khác chủ động tiến hành việc rò rỉ tin tức. Hành động ấy, với người
khác, ông ta sẽ thực tâm, dù sai lầm, coi như là tội hình sự, hay là thậm chí
là hành động phản quốc (cùng với tội đột nhập và bao che, được thừa nhận
rộng rãi là tội hình sự).
Nói cách khác, các nhân viên trong chính quyền cho rằng Tổng thống, và
bản thân họ khi làm việc cho ông ta, có thể đứng trên luật pháp trong nước.
Chính tôi cũng nghiễm nhiên chấp nhận điều này khi làm việc trong cả lĩnh
vực an ninh quốc gia, cũng như các đồng nghiệp của tôi trong lĩnh vực
quân sự và chính sách đối ngoại. Đáng buồn là, nhiều nghị sỹ Quốc hội và
công chúng cũng có cùng suy nghĩ. Đi liền với sự tin tưởng vào thẩm
quyền xét xử và sự tự do độc quyền, vô hạn của Tổng thống trong các lĩnh
vực này là giả thiết về khả năng kiểm soát không hạn chế của chính phủ đối
với những gì công chúng được biết liên quan đến quá trình đưa ra các quyết
định trên của chính phủ.
Tôi nhận ra, có phần muộn màng, rằng cách làm đó sẽ chỉ tạo ra một ông
vua chuyên chế và những "Việt Nam" khác, hoặc có thể còn tệ hơn. Tôi
cũng đã tìm thấy bài học này, chưng cất từ những trước tác của James