Tuy tức giận không được nhận nhiều hơn thế, nhưng Hunt cũng vẫn tiếp
tục, ít nhất vào lúc đó, khai man trước Đại bồi thẩm đoàn.
Cứ thế trở đi hầu như ngày nào cũng có một tiết lộ theo kiểu trên tại phòng
xử án của chúng tôi và ở Washington (nhưng vẫn chưa phải là cuộn băng
chứng cứ). Ngày 10--5-1973, Quốc hội lần đầu tiên bỏ phiếu cắt giảm ngân
sách Chiến tranh Đông Dương, kể cả ngân sách nối lại các cuộc ném bom
nửa chửng. Tổng thống phủ quyết. Nhưng ông cũng hiểu không thể giữ mãi
lá phiếu phủ quyết. Ông tự biết sớm muộn sẽ phải đối mặt với khả năng bị
luận tội (Uỷ ban về vụ Watergate của Thượng viện lấy tên là Uỷ ban Ervin
vẫn chưa khởi động các phiên điều trần công khai).
Nhiều người ngày hôm nay khi nhìn lại, nghĩ rằng "nếu Quốc hội ngăn cản,
thậm chí dù không có vụ Watergate" thì Nixon "sẽ không thể" tiến hành
ném bom, thực hiện lời hứa riêng của ông với Tổng thống Thiệu và ý định
bảo vệ chính quyền miền Nam của mình. Họ vẫn cho rằng chỉ cần một đa
số trong Quốc hội ủng hộ cắt giảm ngân sách chiến tranh. Điều đó có thể
đúng. Nhưng chỉ đa số thì vẫn chưa đủ để chấm dứt ném bom và không có
triển vọng đẩy lùi nó. Muốn thắng lá phiếu phủ quyết của Tổng thống,
Quốc hội cần tập hợp không chỉ đa số phản đối mà còn phải là đa số hai
phần ba. Mort Halperin cho tôi thấy nếu không có một vụ Watergate lơ
lửng trên đầu, Nixon gần như chắc chắn sẽ dồn đủ số phiếu hai phần ba dư
một, chiến thắng nỗ lực vô hiệu hoá phủ quyết của ông. Và khi đó các cuộc
ném bom của Tổng thống sẽ được nguỵ trang bằng cái cớ "cưỡng bức thực
hiện thoả thuận đã ký kết". Như Larry Berman đã vạch ra(156), chính nó là
lý lẽ Nixon viện tới để thuyết phục Thiệu ký vào Hiệp định Paris. Tổng
thống miền Nam Việt Nam sẽ từ chối việc đó nếu không vì lời hứa này.
Toan tính đó cũng là cơ sở Nixon nối lại các cuộc ném bom mà Quốc hội
khó có thể bác bỏ. Nhưng khi các phiên điều trần của Uỷ ban Ervin đang
đến gần và có nhiều khả năng Dean sẽ phải khai ra hành vi cản trở công lý