của Nixon, có lẽ tốt nhất ông không nên vét cạn nguồn lực chính trị của
mình để thắng cuộc bỏ phiếu của Quốc hội trong khi cần phải giành giật
từng lá phiếu luận tội Tổng thống.
Do vậy, vào tháng sáu, Nixon đành miễn cưỡng thuận theo hai Viện chấm
dứt ném bom trước ngày 15-8. Có thể nhiều nghị sỹ chỉ thấy thoả thuận này
có tác động tới các cuộc ném bom lên Campuchia. Họ không hay biết lúc
đó Tổng thống đã gần như nối lại hoạt động ném bom Lào và Bắc Việt
Nam dù Kissinger đã bí mật đề nghị(157) từ tháng ba, trước cả khi quân đội
Mỹ bắt đầu rút. Berman khẳng định quyết tâm của Nixon ném bom trở lại
muộn nhất là cuối tháng tư. Trong bài báo "Sự liên hệ với Watergate" ra
ngày 5-5 năm 1975, tạp chí Times tiết lộ Tổng thống trong thực tế đã "chính
thức chấp thuận" nối lại các cuộc ném bom, nhưng cuối cùng rút lại quyết
định khi hay tin Dean sắp sửa gặp các công tố viên. Ông "không còn cách
nào khác đành nhận những những lời chỉ trích nặng nề đến đồng thời trên
hai mặt trận".
Nếu thực như vậy, hẳn chính các tiết lộ của Dean với công tố viên ngày 15-
4 mới là mối nguy hiểm thực sự, đủ làm đảo lộn tính toán của Nhà Trắng
về một "sự đã rồi" dành cho Quốc hội. Hạ viện bỏ phiếu ủng hộ cắt giảm
ngân sách chiến tranh vào ngày 10-5, hai tuần sau khi phiên toà của chúng
tôi nhận được các thông tin từ Dean. Vì phiên toà này là nơi có những tiết
lộ công khai quan trọng nhất về vụ trộm do Nhà Trắng đứng đằng sau hậu
thuẫn, nhắm tới tôi, cho nên ý định trì hoãn nó sau khi kỳ bầu cử và cuộc
chiến tranh Việt Nam đã "kết thúc gọn gàng" đã thất bại ngay từ khi còn
trong ý tưởng.
Vẫn ngày hôm đó, ngày 10-5, quyền giám đốc mới của FBI, William
Ruckelshaus thừa nhận trước toà các hoạt động nghe trộm điện tử của FBI
đối với tôi, trái với những phủ nhận chính thức trước đó. Thẩm phán Byrne
yêu cầu có báo cáo của các lần nghe trộm đó. Sáng hôm sau Ruckelshaus