Các tiết lộ này bộc lộ nhiều hành động chưa từng có tiền lệ của nhiều cơ
quan chính phủ đối với các bị cáo. Sau những cáo trạng đầu tiên, lẽ ra cần
hạn chế quyền tiến hành hoạt động điều tra các bị cáo nhưng quan chức
Nhà Trắng đã thành lập một đơn vị đặc biệt điều tra về một bị cáo ở đây.
Dù chỉ nắm sơ lược về những việc làm của đơn vị đặc biệt này, nhưng
chúng ta đã cảm thấy lo ngại hơn bao giờ hết.
Ông điểm lại các sự kiện: vụ đột nhập vào văn phòng bác sĩ tâm lý của tôi;
các hành động của CIA theo yêu cầu của Nhà Trắng "được cho là vượt quá
thẩm quyền pháp định của cơ quan này", mạo danh, cung cấp thiết bị chụp
ảnh và các đạo cụ khác cho các mật vụ và nhằm xây dựng hai bệnh án tâm
thần. Ông cũng nhắc lại thực tế là dù có những quan chức chính phủ đã biết
về các việc làm phi pháp nhằm vào bị cáo nhưng toà án và thậm chí bên
nguyên đơn không được thông báo cho đến khi có bản ghi nhớ của Silbert,
"và cũng chỉ hơn mười ngày sau khi nó được viết lên"; thậm chí trước bức
thư này, nỗ lực liên tiếp của chính phủ ngăn chặn tài liệu bào chữa cho bị
cáo; "tiết lộ gần đây về hoạt động nghe lén điện tử đối với một số cuộc nói
chuyện điện thoại của bị đơn Ellsberg" (sau rất nhiều phủ nhận của FBI và
Bộ Tư pháp) nhưng ghi chép về nghiệp vụ đó đã biến mất khỏi hồ sơ lưu
trữ của hai cơ quan này từ giữa năm 1971. Trong danh sách các sự kiện
thẩm phán đã bỏ qua đề nghị ông giữ chức giám đốc FBI vào ngày 5 và 7-4
và ông cũng đã bác yêu cầu coi đề nghị này là một trong các cơ sở bãi nại
phiên toà. Ông tiếp tục:
"Tiếp tục cuộc điều tra của chính phủ sẽ không giúp ích gì cho phiên toà…
mỗi ngày trôi qua, bồi thẩm đoàn tiếp tục chờ đợi còn cuộc điều tra không
thấy có hy vọng kết thúc. Thêm vào đó nó không thể giải đáp thoả đáng tại
sao những hành vi lạc lõng của chính phủ có thể được che đậy trong một
thời gian dài như thế và tại sao báo cáo của chính phủ lên Toà án là những