Bạn có hay sử dụng tranh ảnh minh họa cho bài nói của mình không?
Nếu biết sử dụng đúng lúc thì chúng sẽ rất có ích.
Có điều nên lưu ý: trước khi sử dụng thì phải tập để quen dần với chúng.
Hãy tưởng tượng người ta sẽ cảm thấy như thế nào nếu bỗng nhiên bạn
ngừng nói vì lúng túng với những bức vẽ minh họa? Khi bạn thao thao bất
tuyệt với một tấm bản đồ treo ngược thì hậu quả còn tệ hại hơn!
"STENGELESE": NGHỆ THUẬT NÓI MƠ HỒ
Những tranh ảnh minh họa rất tuyệt vời để làm sáng thêm ý tưởng của
bạn. Nhưng có thể một lúc nào đó, ta lại rơi vào một tình huống mà tốt nhất
nên... nói một cách mơ hồ. Các nhà chính trị thường có thói quen này, nhất
là những lúc bắt đầu. Họ trả lời các câu hỏi một cách hết sức mơ hồ, dường
như chẳng đề cập đến một ý tưởng nào cụ thể. Có thể vì họ không muốn
vội vàng bị trói buộc với một điều gì đó.
Ông bầu của đội bóng chày NewYork Yankee, Casey Stengel, vốn nổi
tiếng là một người có nghệ thuật nói mơ hồ. Stengel có thể nhấn chìm mọi
câu hỏi, thậm chí còn làm người đặt câu hỏi trở nên hoang mang và bối rối.
Cách nói hết sức tự nhiên với những từ ngữ, những tiếng lóng khó hiểu
nhưng lại có chiến lược và mục đích hẳn hoi. Và tên tuổi ông cũng nổi
tiếng như nghệ thuật "Stengelese" của chính ông vậy.
Ngày 9/7/1958, những lời nói của Casey Stengel trước một phân ban của
viện nghị sĩ Mỹ được đánh giá như là một đỉnh cao của nghệ thuật nói. Lúc
bấy giờ, thượng nghị sĩ Estes Kefauver là chủ tọa của cuộc hội thảo bàn về
chính sách độc quyền và chống độc quyền. Ngoài ra, ông đang chỉ đạo
những phiên tòa về một dự luật chống độc quyền, đã được tòa án tối cao
thừa nhận vào thập niên 1920. Casey Stengel được mời tới cuộc hội thảo để
cho biết quan điểm của mình. Cuộc hội thảo này cũng tập trung nhiều cầu
thủ, nhiều chủ tịch của các câu lạc bộ bóng chày lớn khác.