người điều khiển cuộc họp - lại không thể chốt lại vấn đề thì cuộc họp
không biết sẽ đi đến đâu.
Phải kiên quyết và dứt khoát. Đừng để một ai đó làm mất thời gian của
tất cả mọi người. Không cần phải nạt nộ hay quở trách họ, hãy để cái đồng
hồ làm việc đó thay bạn. Chỉ cần nói là: Peter này, xin lỗi cậu nhé, chúng ta
phải chuyển sang đề tài kế tiếp thôi vì thời gian sắp hết rồi". Không có lý
do gì phải ngại ngùng hay sợ rằng làm thế có kém tế nhị lắm không. Bạn
yên tâm! Nếu điều khiển một cuộc họp ngắn gọn nhưng có đầy đủ những
quyết định cần thiết thì bạn đã tạo được sự tín nhiệm của tập thể rồi. Trái
lại, một chủ tọa mà nói dông dài, hoặc để cho ai đó nói dông dài thì sẽ thất
bại ngay.
Bạn có sợ thất bại khi điều khiển một cuộc họp? Shakespeare từng viết:
"Brutus thân yêu, cuộc họp của chúng ta dở không phải lỗi tại nó. Lỗi là ở
chính chúng ta."
SỰ TRỢ GIÚP CỦA NHỮNG HÌNH ẢNH MINH HỌA
Trong thời đại tai nghe mắt thấy như ngày nay, một bài nói sẽ được phát
huy tác dụng gấp nhiều lần nếu sử dụng những hình ảnh minh họa kèm theo
như là băng rôn, biểu ngữ, đồ thị...
Trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1992 của mình, Ross Perot đã
chứng minh được tầm quan trọng của việc sử dụng những tấm băng rôn,
biểu ngữ. Ở nhiều lĩnh vực khác, người ta cũng hay dùng hình thức này để
hỗ trợ song song với việc nói. Những tấm băng rôn đầy màu sắc và hình
ảnh, các tấm áp phích sinh động và dễ đọc có vẻ như mang sức cuốn hút và
truyền đạt ấn tượng hơn những bài nói dông dài. Các thầy cô giáo rất quen
thuộc với điều này. Thế nên trong suốt bậc trung học, chúng ta thường được
xem các tranh ảnh minh họa trong những bài giảng. Đôi khi chỉ cần nhìn
vào bức tranh minh họa là ta đã hiểu ngay những vấn đề phức tạp, rắc rối.