C
ó một việc đã xảy ra.
Hôm thứ tư, trước ngày chủ nhật thứ ba sau lễ Phục sinh, ông Schlegl
đến quán và ngồi vào chỗ mình. Ông ấy ngồi xuống, nhồi tẩu rồi nhả khói,
hệt như đám khói bốc từ đống lửa. Ông chủ quán vào và đến thẳng chỗ ông
Schlegl. Ông gõ vào hộp đựng thuốc lá bột và đưa cho ông Schlegl một liều.
Khi đóng hộp lại rồi lắc lắc, ông chủ quán nhìn ra phía cửa và bảo:
“Vậy là hôm nay ông Ryšánek không đến được.”
Ông Schlegl không trả lời, chỉ nhìn về phía trước, thờ ơ và lạnh như
tiền. Ông chủ quán đứng quay lưng về phía cửa ra vào và nói tiếp:
“Bác sĩ quân y đã bảo,” ông ngoảnh lại nhìn qua mặt ông Schlegl “buổi
sáng, ông ấy dậy như thường ngày, nhưng tự nhiên thấy rét quá, thành ra lại
phải vào giường, thế là phải vội đi gọi bác sĩ. Sưng phổi mà. Hôm nay bác sĩ
đã đến đấy ba lần rồi. Ờ, tuổi già, nhưng may là có bác sĩ tốt. Chắc là khỏi
thôi.”
Ông Shclegl mím môi ậm ừ. Không nói lấy một câu, không chuyển
hướng nhìn. Ông chủ quán đi sang bàn bên cạnh. Tôi chăm chú nhìn mặt
ông Schlegl. Nó không hề tỏ ra xúc động, chỉ có đôi môi mở ra để nhả khói
thuốc, cái cán tẩu thỉnh thoảng được chuyển từ mép bên này sang mép bên
kia. Có một người quen đi đến chỗ ông và nói chuyện gì đó. Ông Schlegl
mấy lần cất tiếng cười to. Tôi thấy khó chịu vì tiếng cười ấy của ông.
Hôm nay ông Schlegl xử sự hoàn toàn khác mọi khi. Thường thường
thì ông ấy ngồi dính ở chỗ mình, giống như người lính canh đứng ở chòi
canh vậy, nhưng hôm nay ông ấy đứng ngồi không yên, lăng xăng chỗ này
chỗ kia. Ông ấy còn chơi bi-da với ông lái buôn Kohler. Lượt chơi nào ông
ấy cũng gặp may, và thú thật, tôi mong cho ông ấy không kết thúc được ván
chơi nào để cho ông Kohler có thể theo kịp.
Sau đó, ông Schlegl lại ngồi xuống, lại uống và hút thuốc. Khi có người
nào đi đến thì ông ấy lại nói to hơn, nói câu dài hơn so với mọi khi. Tôi nhận