khiếm khuyết nào đó khiến cha không ưa. Chỉ có riêng mình có
lỗi thôi, cho nên mẹ không có lý do gì để căm ghét, dằn vặt rằng
người ta dối trá hay người ta là kẻ phản bội. Mọi người thường nghĩ
đây là chuyện nhỏ, nhưng thực chất lại là một vấn đề rất lớn. Suy
nghĩ cho rằng mọi nguyên nhân của bất hạnh đều xuất phát từ
bản thân mình thực chất chính là cái mà người ta gọi là ý thức, cảm
giác về sự đồng nhất, thống nhất (nhất thể cảm, thống nhất
cảm). Tức là khi ta cảm nhận được thế giới và bản thân thống
nhất, hòa hợp làm một, vượt qua cả ranh giới về bạn và thù. Điều
này chỉ có được ở những người có thế giới quan, vũ trụ quan. Tôi đã
nhận được điều này từ mẹ. Cậu bé Gandhi đã nhận được điều này
từ cha, từ mẹ.
Cảm giác này chính là cảnh giới của tôn giáo và tất cả những con
người sẵn sàng dâng hiến cả cuộc đời cho cách mạng xã hội, cho tự
do và hòa bình đều có được cảm giác này từ khi còn rất nhỏ.
Căm tức, hờn giận, dè bỉu, chỉ trích, khinh thường là dấu hiệu của
sự tự phụ, kiêu ngạo trong tâm hồn và nó xảy ra bởi vì tính bài trừ,
bài xích (chủ nghĩa vị kỷ) trong ta quá mạnh. Những người như thế
sẽ không thể thấy được điều tốt ở người khác, họ nhất định sẽ bị
mọi người ghét bỏ và do đó, chắc chắn sẽ trở thành những con
người bất hạnh. Những người mẹ luôn nói ra mồm mọi nỗi căm tức,
hờn ghen, khinh miệt dồn nén trong lòng sẽ đẩy chính đứa con yêu
quý của mình vào con đường của cuộc sống bất hạnh lúc nào không
hay biết, sẽ biến nó thành nô lệ, thành kẻ bỏ đi, kẻ thất bại trong
cuộc đời. Và dù sau đó có tốn bao nhiêu tiền của để dạy dỗ, giáo
dục thì cũng chẳng có ích gì.
Những người mẹ đã từng buông ra những lời lẽ dè bỉu, hờn giận,
căm ghét, khinh thường, châm chọc… dù chỉ một lần thôi, cũng sẽ
phải đối mặt với cuộc sống bất hạnh!