NHỮNG CHÀNG TRAI HUYỀN THOẠI - TẬP 2 - Trang 36

(6) BẤT CẨN CŨNG LÀ DỐI TRÁ

– Dối trá là tội ác của giáo dục –

Vào thời gian này, Gandhi có đọc truyện và xem biểu diễn vở kịch

giấy “Shunavana – người con hiếu thảo”. Đây là câu chuyện về
một người con có hiếu, đã không quản ngại khó khăn, vất vả địu
cha mẹ trên lưng đi hành hương về vùng đất thánh. Ông có viết lại
trong hồi ký rằng ngay khi xem vở kịch này, trong đầu ông đã
nghĩ “đây chính là hình mẫu mà mình phải học tập, noi theo”. Sau
này, vào những năm cuối đời, Gandhi vẫn còn nhớ như in câu
chuyện lúc đó.

Nghe nói Gandhi còn được xem một vở kịch khác có tên là

“Harishchandra” và ngay lập tức trong ông nảy sinh câu hỏi rằng
“tại sao tất cả mọi người lại không thể thành thật như
Harishchandra được nhỉ?”

Cậu bé Gandhi rất hay khóc khi đọc sách, xem kịch.

Cái bóng của đau thương, buồn phiền bắt đầu len lỏi vào cuộc

đời niên thiếu vui tươi của cậu bé Gandhi. Gandhi kết hôn năm 13
tuổi và cho tới tận cuối đời ông vẫn luôn hối tiếc về điều này. Cô
bé trở thành vợ của Gandhi lúc đó bị cha mẹ hứa hôn từ lúc lên 10 và
được gả cho Gandhi khi mới khoảng 13 tuổi.

Gandhi mặc dù bị cha mẹ ép lấy vợ nhưng cả đời ông chỉ luôn

trách móc mình và tự nhận đó là do lỗi của bản thân. Ông luôn khăng
khăng tự nhận lỗi về mình rằng: “Dù đó là hạnh phúc gì đi nữa, ta
vốn dĩ cần phải hy sinh bản thân để báo đáp công ơn nuôi dưỡng
của cha mẹ. Vậy mà… ta đã cưới vợ vì khoái lạc của bản thân mình. Ta
thật xấu xa.” Ông còn viết trong hồi ký của mình rằng ông còn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.