nhớ rất rõ nỗi tủi nhục vô bờ khi nghĩ tới câu nói “Không thể rũ bỏ
khoái lạc mà không rũ bỏ lòng tham. Đó là hành động đạo đức giả.”
Một cậu bé mới 13 tuổi mà đã biết suy nghĩ như thế sao! Bản thân
tôi đây, khi 20 tuổi, thậm chí ngay cả lúc này, khi đã 60 tuổi, tôi cũng
không thể có được tinh thần tự phê bình nghiêm khắc được như
thế.
Bạn đã đọc tiểu thuyết “Gora” của Rabindranath Tagore
chưa?
Nếu chưa thì bạn hãy tìm mua tác phẩm này ở những cửa hàng sách
cũ và đọc đi nhé. Có lẽ ở các thư viện cũng sẽ có. Qua tác phẩm này,
chúng ta sẽ biết được những cô bé, cậu bé thanh thiếu niên của
đất nước Ấn Độ, cái nôi của văn hóa phương Đông, có kiến thức
triết học sâu sắc đến thế nào và chúng ta sẽ thu được nhiều bài
học lớn, cho dù đó toàn là những bài học khiến ta phải cảm thấy tủi
hổ.
“Ta rất ghét thi đấu thể thao và ta đã hoàn toàn không tham gia
môn nào cho tới khi bóng đã trở thành môn học chính khóa bắt
buộc. Ngay cả sau khi trở thành môn học chính khóa ta cũng tìm đủ
mọi cách để trốn tập luyện. Ta chỉ thích đọc sách và đi dạo một
mình.”
Tôi cũng không thích thể thao, vận động. Vì tôi không có tiền và
phải cố gắng, vất vả để học tập nên không có thời gian cho những
chuyện đó. Và nếu có thời gian, dù chỉ một chút thôi, thì tôi muốn
đọc sách hơn.
“Có lần, cha ta bị ốm. Ta vì mải chăm sóc mà đã quên giờ đi học
môn thể dục lúc 4 giờ chiều ngày thứ 7 và kết quả là ta đã đi học
muộn. Ngày hôm sau ta bị thầy hiệu trưởng gọi lên và bị phạt tiền.
Thầy hiệu trưởng không tin những lời ta giải thích. Đau khổ vì bị
người khác nghĩ rằng mình là kẻ nói dối, ta trở về nhà và khóc
toáng lên. Và rồi ta nhận ra một điều rằng dù mình là người