trên tạp chí về các tác phẩm xoay quanh Gandhi như các cuốn
“Toàn tập Gandhi”, “Chuyện kể Gandhi” của Romain Rolland hay về
cuộc trò chuyện giữa Romain Rolland và Gandhi…, rồi tôi cũng
viết đôi chút về ông trong cuốn “Những chàng trai huyền thoại –
Phần 1”. Nhưng lúc đó lại đúng vào lúc vô cùng bận rộn chuẩn bị cho
chuyến đi cho nên tôi đã không thể đọc một cách thong thả được.
Ấy vậy mà không biết từ lúc nào tôi đã bị cuốn sách thu hút và đọc
một mạch từ đầu đến cuối.
Và rồi ngay từ những trang sách đầu tiên, tôi đã thấy hết sức
vui mừng vì cuộc sống, hoàn cảnh của cậu bé Gandhi rất giống với
thời niên thiếu của bản thân mình và đây chính là lý do vì sao tôi
muốn viết tiếp phần 2 của cuốn “Những chàng trai huyền
thoại”. Ý định của tôi là hoàn thành cuốn sách này, rời Nhật Bản và
để nó lại như là một món quà lưu niệm trước khi lên đường đi xa. Anh
bạn Maruyama đã vài lần hỏi tôi “Thế nào, cậu đã hoàn thành chưa
vậy?” và lần nào tôi cũng phải lắc đầu trả lời “Vẫn chưa xong!”
Mỗi lần như thế tôi đều hạ quyết tâm làm cho bằng được nhưng
cuối cùng, cho đến trước khi xuất phát, tôi đã không thể sắp
xếp được thời gian để viết. Thế nhưng, đây lại là điềm tốt. Bởi
lẽ, chính nơi đây, chính trên dòng sông Rangoon hiền hòa này chứ
không phải nơi nào khác, là nơi phù hợp nhất để tôi có thể viết nên
cuốn sách này.
Gandhi đã học được một bài học lớn từ thái độ của người cha lúc
này, một bài học mà cả đời ông không thể nào quên.
“Đối với ta, đây chính là bài học thực tiễn về tư tưởng ahimsà
(bất hại).”
“Lúc đó, ta chỉ hiểu được đó là tình yêu của cha nhưng giờ đây ta
đã hiểu ra rằng đó chính là biểu hiện của tư tưởng ahimsà thuần
khiết.”