học vi-ô-lông nhằm rèn luyện đôi tai để nghe nhạc phương Tây.
Thế là ta bỏ ra 3 pound để mua đàn vi-ô-lông rồi trả tiền thuê
thầy dạy học. Ngoài ra, ta còn tìm thầy dạy phương pháp thuyết
trình và trả 1 gini
(1 pound 1 siling) cho mỗi buổi học. Ông thầy
này sử dụng cuốn sách có tên “Phương pháp thuyết trình tiêu
chuẩn” của Alexander Graham Bell
học này.
Cuốn sách giáo khoa của Bell đã gióng lên một hồi chuông cảnh
báo bên tai ta. Lần đầu tiên ta có cảm giác như người vừa tỉnh sau
cơn say. Ta đã tự nói với bản thân rằng: “Cuối cùng thì...”. Ta đâu
có sống cả đời tại đất nước này. Và như thế, ta cần phải học
phương pháp thuyết trình để làm gì. Dù có khiêu vũ được đi chăng
nữa cũng không có nghĩa là ta sẽ trở thành một quý ông. Vi-ô-lông
thì ở Ấn Độ cũng có thể học được. Vì ta là sinh viên mà. Chỉ cần
chăm chỉ học tập là được. Chỉ cần rèn luyện để có phẩm chất không
thua kém các quý ông là được. Phải vứt bỏ tất cả những ước muốn
tầm thường đó.
Thế là ta quyết định viết một lá thư, gửi cho thầy dạy thuyết
trình bày tỏ mong muốn được miễn những giờ học trong tương lai.
Ta cũng viết một lá thư tương tự gửi cho thầy dạy khiêu vũ. Còn với
cô giáo dạy vi-ô-lông thì ta đến gặp trực tiếp và khẩn khoản mong
cô giáo bán giúp cây đàn vi-ô-lông bằng bất cứ giá nào. Đó là một
cô giáo rất tử tế. Khi ta đem câu chuyện về lý tưởng sai lầm của
mình kể với cô thì cô đã chân thành khích lệ “Hãy thay đổi tất cả.
Hãy kiên trì theo đuổi quyết tâm của mình!” Sự chuyên tâm, nhiệt
huyết đó đã kéo dài liên tục trong khoảng 3 tháng. Một số chuyện
phiền phức liên quan tới trang phục thì kéo dài lâu hơn sau đó
khoảng vài năm nhưng kể từ đó, ta đã trở thành một sinh viên hoàn
toàn chăm chỉ và nghiêm túc.