hình đang rình bóp cổ và quật ngã mình. Ông quận trưởng, đại diện cho
những cảm giác đó, nói như lạc giọng:
— Như vậy là ông Fauvin đã viết những bức thư ấy nhằm mục đích làm
hại vợ và người yêu vợ ông ấy ?
— Vâng, đúng thế.
— Như thế nghĩa là... ông ta bị cái chết đe đọa, và nếu cái chết xảy đến
thực, thì vợ ông và người bạn của vợ ông phải bị kết tội giết người ?
— Vâng.
— Và để báo thù, để nguôi cơn thù hằn, đố kỵ, ông ta muốn rằng tất cả
mọi sự việc sẽ xảy ra đều có hiệu lực chắc chắn tố cáo hai người kia là thủ
phạm giết người, sau khi ông ta chết ?
— Hoàn toàn đúng như vậy.
- Như thế có nghĩa là... ông Fauvin... tôi nên nói thế nào nhỉ ?... Ông
Fauvin, trong «tác phẩm» đáng, nguyền rủa của ông ta, chính ông ta lại
đóng vai tòng phạm của kẻ giết ông ta ? Ông ta run sợ trước cái chết... Ông
ta lồng lộn... Nhưng ông ta có lý trí để cái chết của ông ta trả thù được cho
ông ta ?...Có phải đúng như thế không ?
— Dạ cũng gần đúng như thế, thưa ông quận trưởng. Ông đã được dẫn đi
theo đúng con đường tôi đã đi. Và cũng như tôi, ông đã ngập ngừng trước
sự thật cuối cùng, sự thật đã gây cho tấn bi kịch một tính chất buồn thảm và
ngoài tưởng tượng của loài người.
Ông quận trưởng đấm tay xuống bàn, đột nhiên phản ứng:
— Vô lý ! Giả thiết mơ hồ ! Ông Fauvin bị cái chết đe dọa. Rồi bố trí
làm hại vợ với một sự kiên nhẫn giảo quyệt đến thế ! Thôi đi ông ! Một
con người đã đến văn phòng tôi, mà ông cũng đã thấy đấy, một con người
chỉ nghĩ đến mỗi một chuyện: sợ chết, vì cái chết khiếp bãi quá ! Một con
ngưởi đang ở trạng thái như vậy mà lại đi chính đặt các máy móc, đi giăng
bẫy hại người... mà nhất là cái bẫy đó chỉ có hiệu lực nếu ông ta bị giết
chết ! Ông hãy hình dung ông Fauvin bố trí bộ máy đồng hồ, đặt các bức
thư mà ông ta đã cẩn thật viết từ ba tháng trước để gửi cho một người bạn
rồi bố trí các sự kiện, các tình huống để cho vợ bị coi là thủ phạm, và nói
"Nếu ta có chết thì ta cũng an tâm, vì Mari-An sẽ bị bắt». Không ! ông ạ !