không thì họ muốn khoe của cải hay quyền lực gì đó. Nói tóm lại, đó là
chứng bệnh về "chấp ngã", đề cao cái "ta" của mình lên.
Nếu ta dứt ngang lời nói của họ trong lúc cao hứng thật là nguy hiểm và rồ
dại. Người lịch sự không nên làm như vậy.
Trước nhất chúng ta phải hiểu rằng "nghe tức là học".
R. W. Emerson nói: "Bất kỳ người nào cũng có một điểm gì đó hơn mình,
nên ta có thể học ở họ được. A. de Vigny cũng nói như vậy.
Cách đây hăm lăm thế kỷ, Liệt Tử đã nói: "Lời nói của một kẻ cuồng, thánh
nhân còn nhìn được thay" (cuồng phu chi ngôn thánh nhân trạch yêu).
Nghe người đối diện nói chúng ta có được mấy điều lợi :
- Ta học khôn ở họ một điều gì.
- Chân thành nghe họ nói tức giúp cho họ một niềm vui.
- Giúp cho ai được điều gì chúng ta cảm thấy có một niềm sung sướng.
- Và tuyệt hảo nhất là chúng ta đã gây được mối thiện cảm đối với họ.
Đời này có gì quan trọng hơn thiện cảm?
Người ta hy sinh cho nhau, giúp đỡ nhau là nhờ ở thiện cảm đó.
Sách vở kể lại một giai thoại khá thú vị. Năm 1773, Nữ Hoàng Nga
Catherine II mời Diderot (nhà văn, khoa học cùng với Rond d Alembert
viết bộ Bách Khoa Toàn Thư Encyclopédie) qua Nga diễn thuyết. Nữ
Hoàng hội đàm với Diderot, bà lắng tai nghe Diderot nói một cách say mê.
Sự chăm chú của bà khiến Diderot càng cao hứng - những lúc như vậy ông
chồm tới vỗ đùi bà "đét, đét".
Sau buổi nói chuyện đó, cặp đùi nõn nà của bà trở nên bầm tím!
Năm sau, Nữ Hoàng lại mới Diderot qua Nga lần nữa. Bà vẫn ngồi chịu
trận như lần sơ kiến mà không hề than phiền. Bà viết thư cho một người
bạn nói: "Vị thiên tài ấy thật là lạ lùng! Mỗi khi nói chuyện, ông ấy cứ vỗ
vào đùi tôi sưng tím cả lên, nhưng lúc ấy tôi không hề biết đau".
Địa vị một hoàng đế nghiêm cấm, say mê nghe nhà văn nói chuyện như
vậy, huống gì chúng ta.
Thà ngay từ đầu chúng ta đã không có chuyện ngồi lại với nhau thì thôi.