nhiều tác giả
Những chuyện đáng suy ngẫm
NGHE
Tạo hóa cho con người có hai tai mà một miệng, là có ý dạy cho chúng ta
nên biết nghe nhiều mà nói ít.
- Zénon.
Người nói là vãi ra, kẻ nghe là nhặt lấy.
- Plutarque.
Lời nói như một mũi tên đã buông, đã lọt vào tai ai không thể rút ra được.
- Lục Tài Tử.
Miệng ngậm thì tai mở.
- Tục ngữ Anh.
Người ta hối hận vì đã thốt ra lời, chứ không phải vì lặng nghe.
- Simonide d Amortgos.
Lúc đáng nói thì mới nói, người nghe không chán.
- Luận ngữ.
Nghe là bản năng hằng hữu của mọi sinh vật. Ngay trong cỏ cây cũng có
khuynh hướng vươn lên đến tiếng động và ánh sáng. Chức năng "nghe" của
con người còn cao thâm hơn nhiều.
Đối với con người, sự nghe đến trước tiếng nói. Đối với trẻ sơ sinh mà mất
đi sự nghe, thì trẻ không bao giờ nói được. Nên có thể nói, nghe là bậc thầy
của nói.
Các nhà tâm lý học phân tách cho thấy, tuyệt đại đa số nhân loại thích nói
hơn là thích nghe. Sở dĩ như vậy là vì họ muốn chứng tỏ họ là nhân vật
quan trọng, họ muốn phô cái hiểu biết của họ cho người ta khâm phục; nếu