phân uẩn làm hai mặt để một mặt có thể nắm được chủ trương của mình và
một mặt có thể thấy là mình vẫn còn trung thành với giáo lý của Đức Thế
Tôn.
Tư liệu trực tiếp của Kinh Lượng Bộ đã bị mất mát, nhưng nhờ có tác
phẩm Câu Xá Luận của thầy Vasubandhu mà ta còn biết đến những chủ
trương của bộ phái này.
Kinh Lượng Bộ không công nhận các pháp vô vi là những gì có thật, tách
rời ra khỏi các pháp hữu vi. Các pháp vô vi không có nhân quả như các pháp
hữu vi. Kinh Lượng Bộ không công nhận các pháp (hành) gọi là tâm bất
tương ưng (citta-viprayakta) như đắc (pràpti) đồng phận (sabhàgatà) và
mạng căn (jivita) v.v... là những pháp thật có, không công nhận quá khứ vị
lai là đang thật có. Kinh Lượng Bộ chủ trương chỉ có tâm (citta), chủng tử
(bìja) và huân tập (vasànà) vận hành theo đường lối nhân quả. Bộ phái này
chủ trương thuyết sát na sinh diệt một cách triệt để. Các pháp chỉ có mặt
trong thời gian một sát na, trú (tồn tại, duration) còn không có huống là công
dụng và động tác (action). Kinh Lượng Bộ cũng không công nhận Vô biểu
(avijnapti) là một cú nghĩa (dravya) có thật, và đồng ý với Thượng Tọa Bộ
rằng hàng động vô biểu chỉ xảy ra trong phạm vi tâm thức (như tư, cetana)
mà thôi.
Theo các lời chú giải của Duy Thức Luận thì trong nội bộ của Kinh
Lượng Bộ có những người chủ trương chỉ có tâm mà không có tâm sở. Có
những người lại chủ trương chỉ có ba tâm sở là thọ, tưởng và tư. Có người
chủ trương có nhiều tâm sở hơn, hoặc bốn, hoặc mười, hoặc mười bốn.
Cũng có người lại công nhận tất cả các tâm sở của phái Hữu Bộ là có.
Những tư liệu về vấn đề này cũng có thể tìm thấy trong Luận Câu Xá. Kinh
Lượng Bộ cũng chủ trương rằng hình hài của vị La hán là thanh tịnh. Hình
hài ấy là sản phẩm của tuệ giác, và có nhiều vị Bụt đang đồng thời có mặt
trong hoàn vũ.
Học về lịch sử tư tưởng Phật giáo, chúng ta có thể thấy được mình đang
đứng ở đâu và sự thực tập của Làng Mai căn cứ trên nền tảng nào. Phải thấy
được những gì đã xảy ra trong lãnh vực phát triển của tư tưởng Phật giáo để