thấy được lập trường và vị trí của mình trong sự thực tập. Ví dụ chúng ta đặt
câu hỏi:
- Quan niệm của chúng ta về ba thời như thế nào khi nói về quá khứ, hiện
tại và vị lai?
- Đứng về phương diện vô vi, chúng ta chủ trương thế nào? Pháp vô vi và
pháp hữu vi tách rời nhau mà có hay là khi tiếp xúc với hữu vi một cách sâu
sắc thì ta có thể chạm tới vô vi? Liên hệ nào ta có thể tìm ra được giữa hữu
vi và vô vi?
Những câu hỏi như thế chúng ta chỉ có thể thấy được rõ câu trả lời khi
ngang qua lịch sử phát triển của tư tưởng Phật giáo qua các tông phái từ
Tiểu thừa đến Đại thừa.
Học giả Kimura Taiken (Mộc Tôn Thái Hiền) đã viết lịch sử tư tưởng của
Phật giáo qua ba giai đoạn Phật giáo Nguyên thỉ, Phật giáo Tiểu thừa và
Phật giáo Đại thừa. Ông đã cố gắng giúp ta thấy được những tư tưởng nào là
tư tưởng Nguyên thủy của thời Bụt. Sau đó ông đã đề cập tới những nhu yếu
nào của thời đại đã đưa đẩy các bộ phái Tiểu thừa sáng chế ra các học thuyết
mới để đáp ứng với những nhu yếu ấy, và những học thuyết này có ảnh
hưởng với nhau như thế nào. Và ta thấy được Phật giáo Đại thừa đã tiếp
nhận và thừa hưởng những gì của các dòng Phật giáo Tiểu thừa để phát triển
và nêu ra được những chủ trương đặc biệt của chính mình.