có những uẩn kéo dài hơn và có sự liên tục như căn thân (hình hài) của
chúng ta. Mũi của ta từ khi sinh ra cho đến khi chết cũng vẫn là mũi của ta.
Chúng ta có thể tạm gọi uẩn này là nhất sinh uẩn. Nó có một đời sống dài
hơn sát na uẩn.
cùng sinh tử uẩn: là cái uẩn đi suốt hành trình cho tới khi chấm dứt sinh
tử. Thân thể này tan hoại thì sinh tử uẩn vẫn còn tiếp tục, vẫn còn tái sanh và
luân hồi nhiều lần cho tới khi ta chứng ngộ và giải thoát thì nó mới hết. Đây
cũng là một cái ngã trá hình.
Hóa Địa Bộ nói về sát na uẩn để chứng tỏ mình không trái chống lại giáo
lý của Đức Thế Tôn là vạn pháp vô thường. Nhưng cái nhất sinh uẩn tồn tại
trong suốt một đời thì đã nhuộm màu “thường”. Cùng sinh tử uẩn còn
“thường” hơn nữa, vì sau khi ta chết thì nó vẫn còn tồn tại. Nó là một thứ
uẩn nằm sâu mà chúng ta không thấy được.
Các nhà Phật học luôn luôn có thao thức muốn tìm cách chứng minh
thuyết nhân quả và sự tu chứng. Nếu không có một cái ta, nếu không có một
cái ngã tồn tại lâu dài thì làm sao có thể cắt nghĩa được chuyện tu chứng và
nghiệp báo? Vì thế, ngoài sát na uẩn còn mang tính Phật giáo Nguyên thỉ,
Hóa Địa Bộ đã đặt ra thêm nhất sinh uẩn và cùng sinh tử uẩn.
Ta đã biết rằng từ Hữu Bộ phát sinh ra môt bộ phái khác gọi là Kinh
Lượng Bộ (Sautrāntika). Kinh Lượng Bộ chủ trương Căn biên uẩn. Căn biên
uẩn là một loại uẩn không có tính sát na diệt, nó kéo dài cho tới khi hình hài
này tan rã. Đó cũng là một cách chứng minh rằng có một thực tại nào đó
đang tồn tại qua thời gian.
Trong khi đó thì Hữu Bộ chủ trương mạng căn và đắc. Hữu Bộ chia các
pháp ra thành 75 loại. Có loại gọi là sắc pháp. Có loại gọi là tâm pháp, có
loại gọi là tâm bất tương ưng pháp trong đó có các pháp như đắc, v.v...
Đắc là nắm bắt, là đạt tới được. Nó không phải tâm cũng không phải vật
(sắc). Thánh và phàm giống như nhau. Nhờ đã gỡ ra được một số dây ràng
buộc cho nên Trạch Diệt Niết Bàn được hiện ra: cái ấy gọi là đắc. Khi những
sợi dây chằng còn quấn vào thân tâm thì vô vi niết bàn chưa hiện ra. Đó gọi