NHỮNG CON ĐƯỜNG ĐƯA VỀ NÚI THỨU - Trang 132

là vô đắc. Đắc là một giáo lý rất đặc biệt của Hữu Bộ, gọi là prapti. Đắc
được căn cứ trên ý niệm mạng căn.

Mạng căn là một đời sống (longévité), một thọ mạng (durée de vie).

Mạng căn không phải uẩn, không phải thân, cũng không phải tâm. Một
người sinh ra vào năm nào đó và chết vào một năm nào đó, như thế thì rõ
ràng là ta có một thọ mạng. Thọ mạng đó không thể nói nó là vật chất hay
tinh thần. Nhưng rõ ràng thọ mạng là một pháp. Ở đây, ta thấy ý niệm thọ
mạng cũng là một cái ngã trá hình.

Ngoài ra, Hữu Bộ còn có chủ trương tương tục (santāti), tức là có sự tiếp

tục. Đó là ý niệm tự tương tụctha tương tục. Năm uẩn của tôi là tự tương
tục
, còn năm uẩn của anh là tha tương tục. Tương tục cũng là một cái ngã trá
hình, nó là một ảo tưởng. Ban đêm, nếu có một bó đuốc đang quơ thành
vòng tròn thì đứng ở xa, người ta có thể nghĩ là có một vòng tròn lửa thật.
Nhưng sự thật là chỉ có những đóm lửa rời nối với nhau một cách miên mật.
Phật giáo Nguyên thỉ của Đức Thế Tôn nói rằng chỉ có những đóm lửa tiếp
nối nhau cho ta có ảo tưởng là có một vòng tròn lửa. Vòng tròn lửa là một ảo
tưởng. Thọ mạng cũng vậy. Cùng sinh tử uẩn cũng vậy. Nếu chúng ta liệng
một hòn đá xuống hồ thì ngay chỗ hòn đá rơi xuống nó tạo ra một vòng tròn
và ta thấy vòng tròn đó lan ra từ từ cho tới bờ hồ. Chúng ta thấy có vòng
tròn đi tới. Nhưng kỳ thực phần nước này tác động lên phần nước kia và
phần nước kia tác động lên phần nước kia nữa cho ta có cảm tưởng là đợt
sóng đi từ giữa hồ tới bờ hồ. Thật ra không có chủ thể nào đi từ giữa hồ ra
bờ hồ. Đó là ý hướng đầu của vô thường, của sát na sinh diệt. Cũng như
những con cờ domino, một con domino rớt xuống đè lên con khác, và đứng
từ xa chúng ta thấy như có một cái gì đang chạy. Thật ra không có một chủ
thể nào đang chạy mà chỉ có cái này tác động lên cái kia. Các pháp đều như
vậy. Nếu chúng ta hiểu chữ tương tục như thế thì thuyết tương tục không trái
chống với lý thuyết vô ngã.

Đại Chúng Bộ đưa ra cái ý niệm gọi là Căn bản thức (Mūla-vijñana), cái

mà sau này phái Duy Biểu gọi là A lại da thức (Alya-vijñana). Trong khi đó

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.