NHỮNG CON ĐƯỜNG ĐƯA VỀ NÚI THỨU - Trang 13

Thiên Chúa giáng sinh cho tới thế kỷ thứ hai mươi mốt thì đã trải qua hai
mươi sáu thế kỷ, chúng ta đang sống trong một xã hội hoàn toàn khác, văn
hóa hoàn toàn khác thì ta có thể trình bày kinh An Ban Thủ Ý theo một cách
khác. Nếu Đức Thế Tôn đang có mặt ở đây thì Ngài cũng sẽ làm như vậy.

Chúng ta phải biết rằng mình là sự nối tiếp của Đức Thế Tôn. Nếu mình

có tuệ giác thì mình phải giúp Đức Thế Tôn làm chuyện đó, nếu không thì
mình không phải là đệ tử thông minh của Ngài. Những gì mà cha làm chưa
xong thì con phải làm tiếp. Những gì mà cha chưa làm được thì con phải làm
được. Ngày xưa hoàn cảnh là như vậy nhưng bây giờ hoàn cảnh khác. Ngày
xưa khi chư tổ làm chùa mình chỉ thấy toàn là cột chùa. Cột chùa choán chỗ
rất nhiều tuy chùa rất đẹp. Nếu bây giờ ta nói, ngày xưa chư tổ làm chùa có
rất nhiều cột, tại sao bây giờ ta bỏ cột thì ta không phải là học trò giỏi của tổ.
Mình phải là học trò thông minh của Đức Thế Tôn, mình phải biết hoàn
cảnh của mình thì mới có thể tiếp tục được sự nghiệp, tiếp tục được sứ mạng
của Đức Thế Tôn trao truyền.

Chúng ta có thể thấy được suốt 140 năm trong giáo đoàn của Bụt đã có

tình trạng xảy ra là có những người rất bảo thủ, rất hình thức mà thiếu nội
dung. Những người có nội dung thì thấy rõ ràng Đạo Bụt cần phải có hình
thức mới, ngôn ngữ mới phù hợp để diễn bày tuệ giác cũ, để đưa những
người trẻ đi vào, nếu không thì Đạo Bụt sẽ già, sẽ chết và truyền thống cũng
chết theo. Sự thúc bách đó càng ngày càng lớn cho đến một ngày nào đó tình
trạng phải bùng vỡ ra. Do đó có sự phân phái thành Thượng Tọa Bộ và Đại
Chúng Bộ. Cách thức học Phật và hành trì của chúng ta cách đây 50 năm rất
là xưa, và bây giờ cũng còn xưa. Chúng ta đã không thừa hưởng được những
khám phá mới của khảo cổ học (Archaeology), bác ngữ học (Philology) và
của các môn học khác, trong khi các học giả đã làm việc rất nhiều, đã cung
cấp cho chúng ta rất nhiều tư liệu, rất nhiều sự thật mà các trường Phật học
của mình đã không thừa hưởng được bao nhiêu. Năm mươi năm là quá
nhiều!

Quý vị thử nghĩ, cuốn Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu, cuốn Sadi Luật Nghi

Yếu Lược và cuốn Uy Nghi mà mình gọi là Luật Tiểu, là sách giáo khoa của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.