NHỮNG CON ĐƯỜNG ĐƯA VỀ NÚI THỨU - Trang 11

làm thôi! Người trẻ cảm thấy cái ấy không dính líu gì tới mình. Vì thế người
trẻ không tham dự, không muốn đi chùa nữa. Ở Cali cũng như ở Paris, người
trẻ không muốn đi chùa nữa, tại vì chùa là để dành cho má, cho bà ngoại hay
bà nội. Không khí ở chùa không còn thích hợp với người trẻ. Nhưng nếu nói
chùa phải làm mới lại, phải dịch kinh ra tiếng Việt để cho bọn trẻ hiểu thì
không được. Kinh người xưa tụng sao thì bây giờ phải giữ như vậy, dịch ra
là tội lắm, là làm mất tất cả tính chất thiêng liêng của nó. Đó là thái độ của
người bảo thủ! Mà người bảo thủ là ai? Là mình chứ ai nữa.

Ở trong chúng ta có người bảo thủ và cũng có người tiến bộ. Nhưng

người bảo thủ có thể nhiều hơn. Chúng ta sợ. Chúng ta sợ mất truyền thống.
Sở dĩ chúng ta sợ là vì chúng ta không có nội dung. Nếu có nội dung rồi thì
chúng ta không còn sợ nữa. Như một người dịch thuật, nếu như người đó
nắm được nội dung của câu văn rồi thì họ có thể dùng những chữ rất lạ, rất
mới mà không sợ gì hết. Còn nếu như không nắm được nội dung thì họ cứ
dịch từng chữ, người ta đọc xong chẳng hiểu gì cả. Có rất nhiều dịch giả làm
như vậy.

Người bảo thủ thì thời nào cũng có, và họ rất đông. Bảo thủ cho đến nỗi

họ không còn hiểu được, không còn nói chuyện được với người khác. Họ
làm chết đi sức sống của truyền thống. Họ nghĩ họ đang phục vụ cho truyền
thống, họ trung thành với truyền thống, nhưng kỳ thực họ đang giết truyền
thống. Những người đó, người Tây phương gọi là fundamentalist. Họ là
những chướng ngại cho sự phát triển, cho sự đi tới, cho việc đem truyền
thống đi vào cuộc đời. Họ là chướng ngại trong sự làm mới lại truyền thống
để truyền thống còn được mãi mãi là một truyền thống sinh động. Bất cứ
một truyền thống nào, nếu muốn xứng đáng là một truyền thống, thì nó phải
có tính cách sinh động, nó phải là một cơ thể sinh động (living organism).
Nó không phải là một xác ướp để ở trong Tàng cổ viện. Chúng ta muốn có
một cái xác ướp giống hệt như xưa hay muốn có một sự sống, một cơ thể?
Đó là cái chúng ta phải chọn lựa.

Nếu chúng ta nhìn vào thời gian 45 năm hành đạo của Đức Thế Tôn,

chúng ta thấy rằng cách Thế Tôn giảng dạy và thực tập rất là linh động. Đức

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.