NHỮNG CON ĐƯỜNG ĐƯA VỀ NÚI THỨU - Trang 152

vĩ đại. Đó là công trạng của Đại thừa. Đại thừa không cần phải chê trách hay
bác bỏ bất cứ một cái gì trong đạo Bụt Nguyên thỉ.

Trong thời Phật giáo bộ phái có quan niệm về sắc thân và pháp thân.

Ngay trong Phật giáo Nguyên thỉ quan niệm đó đã khá rõ rồi. Khi thầy
Vakkali bị bệnh, Bụt tới thăm, Bụt hỏi thầy Vakkali:

- Thầy còn tiếc nuối gì không?
- Con không tiếc nuối gì cả: Con chỉ tiếc là mình yếu quá, không thể đến

nghe pháp thoại và ngắm nhìn dung nhan của Đức Thế Tôn.

Đức Thế Tôn Nói:
- Cái quan trọng nhất là pháp thân của tôi. Cái đó thầy đã có rồi. Nhục

thân của tôi đâu có quan trọng gì đâu!

Câu chuyện này chứng tỏ trong đạo Bụt Nguyên thỉ đã có đầy đủ quan

niệm về hóa thân và pháp thân. Pháp thân là giáo pháp, là tất cả những gì
Bụt dạy góp lại thành một thân gọi là pháp thân. Nhưng khi quán chiếu
chúng ta thấy pháp thân lớn rộng hơn giáo lý rất nhiều, tại sao? Nhìn và lắng
nghe một bông hoa cho sâu sắc, ta có thể thấy bông hoa đang thuyết pháp.
Nó đang diễn bày pháp vô thường, vô ngã và tương tức. Nhìn đám mây, ta
cũng thấy đám mây đang thuyết pháp. Điều này được diễn bày rất đẹp trong
kinh A Di Đà: Mỗi khi có gió thổi qua các hàng cây thì tự nhiên có những
âm thanh nổi lên. Nếu lắng nghe cho kỹ thì đó là những lời thuyết pháp về
ngũ căn, ngũ lực, thất bồ đề phần, bát thánh đạo phần. Sự thật là nếu nhìn
vào bất cứ hiện tượng nào và lắng nghe cho kỹ thì ta cũng thấy cái ấy đang
thuyết pháp. Bông hoa đang thuyết pháp, đám mây đang thuyết pháp, hạt sỏi
đang thuyết pháp. Năm 1966, tôi có làm một bài thơ tại Úc:

Sáng hôm nay
Tới đây
Chén trà nóng
Bãi cỏ xanh
Bỗng dưng hiện bóng hình em ngày trước
Bàn tay gió

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.