Dáng vẫy gọi
Một chồi non xanh mướt
Nụ hoa nào
Hạt sỏi nào
Ngọn lá nào
Cũng thuyết Pháp Hoa Kinh.
Đức Thích Ca chỉ thuyết pháp trong 45 năm dưới dạng của một hóa thân.
Nhưng pháp thân tiếp tục thuyết pháp, không nơi nào, không lúc nào mà
pháp thân không đang thuyết pháp. Đại thừa đã có một cái nhìn rất đẹp, rất
thi ca, rất lớn về pháp thân. Pháp thân thường trú, có mặt đó hoài, có mặt
cho chúng ta bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu. Đó là cái tài năng lớn nhất của
Đại thừa. Các nhà thơ Phật giáo nói: Trúc tím và hoa vàng không phải là cái
gì khác ngoài pháp thân. Pháp thân thuyết pháp 24/24 giờ đồng hồ không
biết mệt. Pháp thân không chỉ là những trừu tượng của giáo lý diễn bày bằng
ngôn ngữ mà là những gì chắc thật, phổ biến và tràn đầy.
Trong thời đại Phật giáo bộ phái, Phật giáo đã thu nạp không biết bao
nhiêu là truyện cổ tích, truyện thần thoại trong văn học nhân gian của Ấn
Độ. Phần lớn các truyện tiền thân (jataka, avadana), những kinh thí dụ, đều
lấy ra từ những truyện cổ tích và thần thoại Ấn Độ. Đạo Bụt biết sử dụng
những tư liệu không phải đạo Bụt để làm ra đạo Bụt, điều này được diễn tả
bằng câu “Phật pháp tức thế gian pháp” (Phật pháp được làm ra bằng những
pháp thế gian). Đó là tài năng của đạo Bụt.
Trong giáo lý tịnh độ của Đức Bụt A Di Đà có quan niệm vô lượng
quang, vô lượng thọ. Quan niệm đó rất rõ ràng trong truyền thống của nước
Iran. Văn hóa và tín ngưỡng của nước Iran đã đóng góp rất nhiều cho giáo lý
tịnh độ của Bụt A Di Đà. Ở Iran có đạo thờ mặt trời, có ý niệm truyền thống
về vô lượng quang và vô lượng thọ. Đạo Bụt đã thu nhập tư liệu đó trong khi
sáng chế ra pháp môn niệm Bụt A Di Đà.
Ở Ấn Độ, dân bản xứ ngày xưa là dân Dravidian. Sau đó dân Dravidian bị
giống dân Aryan từ miền cao nguyên Iran tràn xuống chiếm cứ và đồng hóa.
Văn hóa Iran đã hòa nhập vào văn hóa Ấn Độ rất nhiều và trong bao nhiêu