NHỮNG CON ĐƯỜNG ĐƯA VỀ NÚI THỨU - Trang 166

thừa. Tại vì Hữu bộ nói các “pháp có” nên Đại thừa phản ứng ngược lại:
Cái mà anh gọi là có đó, nó cũng là không (ngã không pháp không).

Thật ra khi có rồi thì không thể nào trở thành không được và khi đã không

có thì không thể nào trở thành có được. Câu hỏi ở đây là: Cái thực thể, cái
bản chất của cái gọi là có sinh có diệt đó là cái gì? Cái đó là vô thường vô
ngã nhưng ý niệm vô thường đi ngược lại ý niệm thường và ý niệm vô ngã
đi ngược lại ý niệm ngã.

Đứng về phương diện tục đế, vô thường là cái đối với thường và vô ngã là

cái đối với ngã. Nhưng đứng về phương diện chân đế, sự vật quả thật không
phải vô thường cũng không phải vô ngã. Theo sự thật tuyệt đối, sự vật
không thường cũng không vô thường, không ngã cũng không vô ngã, tại vì
thường-vô thường và ngã-vô ngã là những cặp chống đối nhau như những
cặp trên-dưới, trái-phải. Khi sự vật còn nằm trong những cặp chống đối thì
chúng vẫn còn ở trong chân lý tương đối hay tục đế.

Khi nghe Bụt nói giáo lý vô thường, chúng ta đừng vội ôm lấy nó và cho

nó là chân lý tuyệt đối. Ý niệm vô thường chẳng qua là để đối trị ý niệm
thường. Khi u mê ta ghì chặt những ý niệm trong cuộc sống và cho nó là
thường. Bụt đưa ra ý niệm vô thường để chữa bệnh thường, đây chỉ là thuốc.
Mục đích của Bụt không phải là để diễn tả sự thật là vô thường mà là để gỡ
chúng ta ra khỏi cái kẹt vào ảo tưởng “thường”. Và bây giờ chúng ta lại bị
kẹt vào ý niệm vô thường. Giáo lý vô thường cũng là giáo lý tương đối, là
một sự thật tương đối. Sự thật tuyệt đối thì siêu việt cả thường và vô thường.
Vì kẹt vào ý niệm ngã, chúng ta đau khổ. Muốn cứu chúng ta Bụt đưa ra vô
ngã và rốt cuộc chúng ta cũng bị kẹt vào. Ngã không phải là sự thật và vô
ngã cũng chưa phải là sự thật. Nó chỉ mới là sự thật tương đối để giúp chúng
ta đi tới chân lý tuyệt đối là: Không ngã cũng không vô ngã, không thường
cũng không vô thường
.

Đế tương tức có nghĩa là chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối đi với

nhau. Nếu khéo léo tiếp xúc với chân lý tương đối thì chúng ta có thể đi vào
chân lý tuyệt đối. Hai sự thật không chống đối nhau gọi là đế tương tức.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.