NHỮNG CON ĐƯỜNG ĐƯA VỀ NÚI THỨU - Trang 165

Sự thật “vô thường, vô ngã” là chân đế hay tục đế? Chúng ta đặt câu hỏi:

“Anh nói vô thường, nhưng anh hãy cho tôi biết cái gì vô thường?” Cái đó
có hay không thì chúng ta mới nói nó là thường hay là vô thường. Nếu cái
đó không có thì cái gì vô thường? Vô thường là một tĩnh từ (adjective), phải
có một chủ thể nào đó thì mới có thể nói cái chủ thể ấy là vô thường hay hữu
thường. Vào đời Trần chúng ta có một thiền sư cư sĩ tên là Tuệ Trung
Thượng Sĩ Trần Quốc Tung. Ông là y chỉ sư của vua Trần Nhân Tông. Tuệ
Trung Thượng Sĩ là anh ruột của tướng Trần Hưng Đạo, người đã đánh bại
quân Mông Cổ giành lại độc lập cho nước Đại Việt. Ông tu hành và thành
một thiền sư cư sĩ rất giỏi. Ông có để lại một công án mà hai câu đầu là niêm
(quotation):

Chư hạnh vô thường
Thị sinh diệt pháp.
Có nghĩa là: Tất cả các pháp đều vô thường, chúng đều là những cái có

sinh và có diệt. Đó là hai câu đầu trích ra từ một bài kệ rất nổi tiếng:

Chư hạnh vô thường
Thị sinh diệt pháp
Sinh diệt diệt dĩ
Tịch diệt vi lạc.
Tuệ Trung Thượng Sĩ hỏi một câu: “Vậy cái gì sinh diệt?” Đứng về

phương diện hiện tượng, tất cả các hành đều vô thường, chúng đều có sinh
và có diệt. Thiền sư đặt câu hỏi: “Nói có sinh có diệt thì cái gì sinh diệt?
Phải có một cái gì đó thì cái đó mới sinh, mới diệt. Còn nếu nói tất cả chỉ là
bóng dáng của hư ảo thì làm gì có sinh diệt? Sinh là giả mà diệt cũng là
giả!” Đó đúng là câu hỏi của một thiền sư.

Hữu Bộ (Sarvāstivāda) nói tất cả đều có, có sinh, có diệt. Vậy thì cái có

sinh diệt đó là cái gì? Sau này Đại thừa phản ứng lại. Các bộ phái tiểu thừa
nói có sinh có diệt, không có ngã nhưng có pháp (ngã không pháp hữu) và
chính pháp đó có sinh có diệt. Đại thừa hỏi lại: Cái gọi là có sinh có diệt đó
có thật hay không? Câu hỏi đó đưa tới chủ trương “pháp không” của Đại

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.