NHỮNG CON ĐƯỜNG ĐƯA VỀ NÚI THỨU - Trang 169

của Chúa ngay trong giây phút hiện tại. Nhưng tôi vẫn muốn có một Thiên
quốc ở bên kia sau này.” Ông muốn có cả hai cái. Một người đã nghe, đã
ngộ, đã thấy có thể sống trong Thiên quốc hiện tại nhưng vẫn muốn có hai
cái cho chắc ăn! Một người đã tu cao tới chức giám mục rồi nhưng vẫn
muốn có một Thiên quốc sau này, huống hồ những người chưa làm giám
mục, chưa làm đại đức, thượng tọa hay hòa thượng. Họ làm sao không có
ước mơ có một Thiên quốc hay một Tịnh độ ở bên kia?

Có những người có khả năng sống trong Tịnh độ trong giây phút hiện tại.

Cả những người trẻ cũng có khả năng đó. Nhưng có rất nhiều người chưa có
khả năng đó. Chúng ta đã học “duy tâm Tịnh độ”. Di Đà là tự tánh của ta và
Tịnh độ cũng có mặt ở trong tâm ta. Những người căn cơ chưa sắc bén khó
có thể tiếp nhận được giáo lý “duy tâm Tịnh độ” và “Di Đà tự tánh”. Chúng
ta hãy để cho họ cái Tịnh độ của họ. Niệm Bụt dù là Bụt A Di Đà của tương
lai, niệm Tịnh độ dù là Tịnh độ của tương lai cũng giúp cho người ta có
niệm, có định còn hơn là để tâm trí đi lang bang suốt ngày. Vì vậy chúng ta
chấp nhận Tịnh độ đó, chúng ta có sự bao dung và lòng từ bi. Trong khi an
hưởng Tịnh độ hiện tại, chúng ta làm thế nào để những người khác cũng có
thể nếm được mùi Tịnh độ hiện tại.

Câu “đã về đã tới” rất căn bản. Căn cứ trên tuệ giác đã về đã tới ta có thể

giải quyết được rất nhiều vấn đề như vấn đề làm sao có một quan niệm
chính xác về Tịnh độ. Tôi đã trả lời sư cô Như Bảo như vậy. Sư cô có vẻ
hạnh phúc lắm, không còn thấy có sự giằng co giữa hai quan niệm về Tịnh
độ.

“Đi như một dòng sông” cũng rất quan trọng. Nếu xa lìa tăng thân thì ta

có thể đánh mất pháp môn, đánh mất sự thực tập của mình. “Đi như một
dòng sông”
là sự thực tập quy y Tăng, là sống với tăng thân để được tăng
thân hướng dẫn, che chở và yểm trợ. Sự cần thiết của “đi như một dòng
sông” rất lớn, ở trong nước cũng như ở ngoài nước. Là người tu mà sống
một mình, không đi như một dòng sông, chúng ta sẽ thất bại.

Chúng ta đã có nghe nói về một bộ phái gọi là kinh Lượng Bộ. Kinh là sự

ghi chép lại những lời của Đức Thế Tôn nói. Lượng là sự phán đoán, so

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.