4 - Tha linh nhập
Tha linh nhập là sở dĩ mình đi vào được đạo, đi vào được giải thoát, đi
vào được Niết bàn là do người khác giúp. Một mình thì không làm được.
Tha là người khác, linh là khiến cho, nhập là đi vào. Nếu không nhờ Bụt,
nếu không nhờ sư anh, nếu không nhờ các thầy khác hướng dẫn và khai thị
cho thì mình không thể nào tự đi vào giác ngộ. Trong khi đó Đức Thế Tôn
tự đi một mình không cần nhờ vào ai. Tha linh nhập là yếu kém thứ tư của vị
A la hán.
5 - Đạo nhân thanh cố khởi
Yếu kém thứ năm là nếu không lặp đi lặp lại câu “đời là khổ, đời là khổ’’
thì vị A la hán vẫn còn bị lôi cuốn theo cái vui phàm tục như thường. Đạo
nhân thanh cố khởi tức là cái thấy về đạo là do âm thanh mà phát khởi ra.
Phải nghe câu đời là khổ thì mình mới dừng lại được, mình mới không đi về
nẻo của đam mê, của ham muốn. Vì vậy, lặp đi lặp lại câu đời là khổ rất
quan trọng!
Trong cuộc đời thực tập của một vị A la hán thì việc tụng kinh, sự nhắc
nhở bằng âm thanh rất quan trọng. Vị A la hán phải luôn luôn nhờ vào
những cái đó mới đi vào được trong đạo. Đó là một yếu kém. Đức Thế Tôn
không cần nhắc đi nhắc lại câu đời là khổ, đời là khổ, đời là khổ mới có thể
tu được. Có những người không thông minh (trong số đó có chúng ta), khi
học về Tứ diệu đế (về bốn sự thật) được nghe rằng sự thật thứ nhất là khổ thì
tìm tất cả mọi lý luận để chứng minh: Đời là khổ! Nhưng mục đích của Đức
Thế Tôn không phải để chứng minh gì cả. Đức Thế Tôn không phải là một
nhà triết học. Ngài nói: Có những khổ đau hiện thực. Ta phải nhìn vào nội
dung của khổ đau để tìm ra nguyên nhân của nó. Ngài chỉ nói như vậy thôi.
Ngài đâu có muốn ta tìm đủ mọi lý luận để chứng minh rằng cái gì cũng là
khổ. Nhưng có những thầy đã làm như vậy. Họ đặt ra quan niệm gọi là tam
khổ để nói rằng cái gì cũng khổ, không có cái gì vui hết, họ cho rằng cứ lặp
đi lặp lại “cái này là khổ, cái kia là khổ, tất cả là khổ” thì mới có thể đi vào
đạo được. Quan niệm về Tam khổ là:
- Khổ khổ: