Ở Việt Nam và Trung Quốc, vào mùa Thu (Trung Thu) người ta hay chơi
đèn kéo quân. Đèn kéo quân hình tròn hay hình vuông, bên trong có một
vòng, khi thắp đèn lên thì tạo ra năng lượng làm cho trần của cây đèn quay
rất đều và cái vòng ấy quay bất tuyệt. Ngồi ngoài nhìn, ta thấy có một băng
hình. Ta có thể sử dụng giấy, tre và keo để làm ra một câu chuyện, những
nhân vật trong câu chuyện hiện ra từ từ và những gì đang xảy ra trước mặt ta
thì ta thấy còn những gì ở phía sau đèn thì ta không thấy. Thường thường
chúng ta nói “bỏ quá khứ phía sau lưng”. Nhưng ở đây chúng ta thử suy
nghĩ ngược lại: Chính tương lai là cái sau lưng vì tương lai là cái đang chờ
để trở thành hiện tại. Hiện tại mà ta đang thấy đã có rồi trong tương lai
nhưng lúc nó chưa hiện ra thì ta không thấy. Nếu không có tương lai thì làm
sao có hiện tại? Tương lai đã có rồi, nó đang chuẩn bị biểu hiện đấy thôi.
Nhìn vào cây chanh ta thấy lá chanh, cành chanh, ta chưa thấy trái chanh.
Nhưng trái chanh đang chuẩn bị ở trong cây chanh, chỉ có con mắt của
người có trí mới thấy được. Nếu không thấy được trái chanh trong lá chanh
thì ta không phải là người có trí. Khi trái chanh tượng hình thì tương lai
đang trở thành hiện tại. Nếu nói “tương lai chưa tới” thì có thể tạm chấp
nhận được còn nói “tương lai không có” thì không đúng. Hiện tại làm sao có
được nếu không có tương lai?
Quá khứ là ở trước mặt tại vì ta sẽ trở thành quá khứ. Quá khứ nằm trước
mặt chúng ta. Tôi thế nào rồi cũng phải già, tôi thế nào rồi cũng phải chết.
Chúng ta nên tập nhìn như vậy: Quá khứ nằm trước mặt ta.
Hiện tại là cửa sổ, nó có thể rộng hay hẹp tùy theo cách nhìn của ta. Đi tới
cùng thì hiện tại có thể chỉ là một sát na. Đứng xa nhìn, ta có thể thấy hiện
tại rộng hơn, nhưng hiện tại là cái gì ta có thể thấy được. Chúng ta hãy tập
nhìn sự việc đi từ tương lai đến hiện tại rồi đi về quá khứ. Chúng ta thường
nói: “Vì muốn có một tương lai đẹp nên hiện tại ta phải hành xử cho đàng
hoàng.” Ta biết quá khứ là cái ta sẽ trở thành. Ta đang trở thành quá khứ
trong mỗi phút giây và ta cũng muốn có một quá khứ đẹp. Có ai mà không
muốn có một quá khứ đẹp? Trong một bài hát của sư cô Quy Nghiêm có