NHỮNG CON ĐƯỜNG ĐƯA VỀ NÚI THỨU - Trang 41

đau khổ; nhưng nhờ có tu tập trong nhiều kiếp nên Ngài đã thành Phật.
Chúng ta có thể đồng nhất hình hài đó với Đức Thế Tôn.

Đại Chúng Bộ muốn có một quan niệm về Bụt tuyệt vời hơn, lý tưởng

hơn: Cái mà chúng ta thấy có đản sanh, có thành đạo, có nhập diệt đó chưa
phải là Đức Thế Tôn thiệt mà chỉ là sắc thân, là hóa thân thôi, Đức Thế Tôn
tuyệt vời hơn nhiều. Đó là sự khác nhau giữa hai bộ phái. Chính sau này Đại
thừa sẽ thừa hưởng được quan điểm này và thành lập thuyết tam thân.

Trong Phật giáo nguyên thỉ hoặc Phật giáo Tiểu thừa đã có tư liệu về hai

thân. Hình hài của Đức Thế Tôn là sắc thân (rupakaya). Ngoài sắc thân đó
Đức Thế Tôn còn có một thân bất hoại mà Ngài muốn chúng ta được tiếp
xúc hàng ngày, đó là pháp thân, tức là thân giáo pháp của Ngài. Khi gặp
thầy Vakkali lúc thầy sắp qua đời Bụt hỏi:

- Thầy có tiếc nuối gì không?
- Con không tiếc nuối gì cả! Con chỉ tiếc là mình bị bệnh nặng quá nên

mỗi tuần không được đi nghe Đức Thế Tôn nói pháp, để được nhìn Đức Thế
Tôn.

Bụt quở rằng:
- Sắc thân của tôi đâu có giá trị gì! Chính pháp thân của tôi mới có giá trị.

Nếu thầy đã tiếp xúc được với pháp thân của tôi rồi thì thầy đâu có cần gì
sắc thân của tôi nữa?

Câu nói đó chứng tỏ ngay trong thời Bụt tại thế đã có quan niệm về nhị

thân, sắc thân và pháp thân. Sau này Đại thừa Pháp tướng Duy thức tông
đưa ra quan niệm ba thân, sắc thân là hóa thân còn pháp thân trở thành thân
xuất thế gian. Thân xuất thế gian làm sao chúng ta thấy được? Khi có một
mức thiền định nào đó thì ta thấy được báo thân, báo thân đó tuyệt vời, vĩ
đại, cao lớn chứ không nhỏ xíu như con người nhỏ bé của ta đây. Quan niệm
về tam thân của Phật giáo Đại thừa cũng lấy cảm hứng từ quan niệm nhị
thân của Phật.

2. Nhất thiết Như Lai vô hữu lậu pháp.
Chư Như Lai không có pháp hữu lậu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.