NHỮNG CON ĐƯỜNG ĐƯA VỀ NÚI THỨU - Trang 76

46. Nhất thiết pháp xứ phi sở tri, phi sở thức lượng, phi sở thông đạt.
Tất cả các pháp xứ đều không phải là đối tượng của tri giác, không phải

là đối tượng của nhận thức so sánh, mà chỉ có thể được thông đạt.

None of the dharma-āyatanas are objects of perceptions or objects of

consciousness that can be compared to but they can only be attained
through understanding.

Le domaine des phénomènes mentaux (dharma-āyatanas) n’est ni

connaissable ni perceptible à la conscience, mais il est compréhensible.

Tất cả các pháp xứ không phải là đối tượng của thức, không phải là những

gì mà tâm thức có thể nắm bắt và có thể thông đạt được. Pháp xứ là đối
tượng của ý thức. Xứ (āyatana) có nghĩa là lãnh vực, như Tứ niệm xứ là bốn
lãnh vực của chánh niệm: thân, thọ, tâm và pháp.

Đạo Bụt có nói đến 12 lãnh vực gọi là thập nhị xứ. Chúng ta có mắt (nhãn

xứ), tai (nhĩ xứ), mũi (tỷ xứ), lưỡi (thiệt xứ), thân (thân xứ), ý (ý xứ) gọi là
sáu căn. Có căn thì có đối tượng của căn, mắt có sắc, tai có thanh, mũi có
hương, lưỡi có vị, thân có xúc và ý có pháp. Tất cả các sắc nằm trong lãnh
vực sắc xứ, tất cả các âm thanh nằm trong lãnh vực thanh xứ, tất cả các mùi
hương nằm trong lãnh vực của hương xứ, tất cả các vị nằm trong lãnh vực
của vị xứ, tất cả các cảm giác nằm trong lãnh vực của xúc xứ, tất cả các đối
tượng của ý thức (tư duy) nằm trong lãnh vực của pháp xứ. Pháp xứ là đối
tượng của ý (manas). Ví dụ khi mình suy nghĩ và hình dung về núi Pyrénées
thì hình ảnh của núi Pyrénées hiện lên trong tâm mình. Đó là một pháp xứ.
Khi mình suy nghĩ về cha mình thì hình ảnh cha hiện lên trong đầu mình. Đó
là một pháp xứ. Đang ở Loubès-Bernac nhưng mình nghĩ tới Paris thì hình
ảnh Paris là pháp xứ, là đối tượng của tâm thức. Một bên là nhãn, nhĩ, tỷ,
thiệt, thân, ý; còn một bên là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; sáu căn đối
với sáu trần họp lại thành mười hai xứ. Pháp xứ như vậy là 12 lãnh vực gồm
có 6 căn và 6 trần, tất cả đều là đối tượng của tâm thức.

Theo chủ trương 46 này của Đại Chúng Bộ thì tất cả các pháp xứ đều

không phải là đối tượng của nhận thức, của sự suy đạt, đo lường, hiểu biết,
hay thông đạt. Các học giả hiểu câu này một cách khác nhau. Trước hết ta có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.