NHỮNG CON ĐƯỜNG ĐƯA VỀ NÚI THỨU - Trang 81

ngã và Niết bàn; còn trong các kinh khác thì có thêm khổ vào: khổ, vô
thường, vô ngã và Niết bàn. Trong kinh A Hàm nói trên ba danh từ vô
thường, vô ngã và Niết bàn được lặp lại đến bốn lần. Theo tôi thì đó đúng là
ba “pháp ấn”. Pháp ấn là chữ ký của Bụt. “Đây là giáo lý của tôi! Giáo lý
nào không mang ba dấu ấn của vô thường, vô ngã và Niết bàn thì giáo lý đó
không phải là do tôi dạy.” Ấn là con dấu, là chữ ký. Thầy Long Thọ
(Nagarjuna) ở thế kỷ thứ hai, trong tác phẩm Đại Trí Độ Luận
(Mahāprajñaparamitā-śāstra) cũng nói tam pháp ấn là vô thường, vô ngã và
Niết bàn.

Thật ra, nếu cho ba pháp ấn là khổ, vô thường và vô ngã thì còn thiếu. Ba

pháp ấn là vô thường, vô ngã và Niết bàn là đầy đủ nhất. Nếu nói có năm
pháp ấn là vô thường, khổ, không, vô ngã và Niết bàn thì cũng được. Thỉnh
thoảng chúng ta có nghe tới “Tứ pháp ấn” và “Ngũ pháp ấn”, bốn hay năm
pháp ấn đều được, miễn là trong đó có pháp ấn Niết bàn. Nếu không có Niết
bàn thì không đầy đủ, nếu không có Niết bàn thì chỗ nào để cho vô thường
và vô ngã trở về? Bụt dạy vô thường và vô ngã nhưng Bụt cũng dạy Niết
bàn vì Niết bàn là nền tảng của tất cả.

Ví dụ chúng ta có một đồng euro, có mặt trái và mặt phải. Cả hai mặt dựa

trên chất kim khí mà biểu hiện. Nếu không có chất kim khí thì mặt trái và
mặt phải dựa vào đâu, làm sao mà có được? Ở đây, vô thường, vô ngã là sự
biểu hiện của thực tại và thực tại đó chính là Niết bàn. Cũng như sóng dựa
lên nước mà có, nếu không có nước thì sóng trở về đâu? Giáo lý mà không
có Niết bàn thì cũng giống như bốn Diệu đế mà mất đi Diệu đế thứ ba. Sự
thật thứ ba là Niết bàn, là giải thoát, là sự vắng mặt của khổ đau, của phiền
não. Chúng ta có thể nói rằng tại vì người ta bị ám ảnh quá nhiều bởi sự thật
thứ nhất là khổ nên đã đưa giáo lý khổ vào trong Tam pháp ấn. Đưa khổ hay
đưa không vào cũng không sao nhưng lấy Niết bàn ra thì chắc chắn không
đúng.

Chúng ta có thể nói, vô thường và vô ngã thuộc về thế giới của hiện tượng

và thế giới hiện tượng đó dựa trên nền tảng bản thể là Niết bàn, cũng như tất
cả các sóng đều dựa trên nước. Sự vật có sinh, có diệt, có một, có nhiều, có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.