NHỮNG CON ĐƯỜNG ĐƯA VỀ NÚI THỨU - Trang 83

bàn. Niết bàn không phải là cái gì đi ngược lại với vô thường và vô ngã.
Cũng như khi tiếp xúc được với sóng thì ta tiếp xúc được với nước, bỏ sóng
đi thì không có nước. Tu học không có nghĩa là vất bỏ vô thường và vô ngã
để đi tới Niết bàn, vì Niết bàn nằm ngay trong vô thường và vô ngã, cái
không sinh diệt nằm ngay trong cái sinh diệt. Đó là một pháp ấn. Vì quá chú
trọng tới ý niệm khổ, vì nghĩ rằng Tứ diệu đế là giáo lý căn bản của đạo Bụt
nên người ta không thể không lấy khổ làm một pháp ấn. Đọc kinh A Hàm
hay kinh Nikaya chúng ta thấy khổ đi đôi với vô thường và vô ngã.

Chúng ta nói bản chất của một cái bàn hay của một bông hoa là vô thường

và vô ngã thì rất đúng. Nhưng nói bản chất của chúng là khổ thì rất khó hiểu.
Khổ là gì? Khi sự vật là vô thường mà ta cho chúng là thường thì ta khổ.
Khi chúng là vô ngã mà ta cho chúng là có ngã thì ta khổ. Khổ không phải là
bản tính của sự vật mà là kết quả của nhận thức sai lầm, của vô minh. Vì vậy
gán cho thực tại thuộc từ khổ thì rất là ngây thơ. Thật ra, đem khổ vào như
một trong những pháp ấn thì cũng không sao, miễn là chúng ta đừng lấy Niết
bàn ra khỏi pháp ấn.

Sau này người ta lại cho thêm pháp ấn không vào. Trong Phật giáo bộ

phái, lúc ban đầu người ta chưa khai thác đủ ý niệm về không. Có một số
kinh nói về không. Trong Trung Bộ có hai kinh nói về không, nhưng giáo lý
về không chưa được khai thác trong Thượng Tọa Bộ và trong những năm
đầu của Đại Chúng Bộ. Mãi cho đến khi Hữu Bộ xuất hiện với chủ trương
“chỉ có ngã là không còn các pháp đều là có” thì lúc đó Đại thừa mới phản
ứng lại rất mạnh và bắt đầu đề cao giáo lý pháp không. Đó là lý do khiến
cho các kinh đại thừa xuất hiện lúc ban đầu là những kinh Bát nhã, vì chủ
lực của các kinh Bát nhã là giáo lý không (śūnyatā). Khi thấy Đại thừa rầm
rộ nói về không thì các bộ phái cho không vào, thành ra ta có tới năm pháp
ấn. Có sự ảnh hưởng lẫn nhau và bộ phái này học được từ các bộ phái khác.
Đó là một loại trăm hoa đua nở.

Khi thấy một chủ trương như vậy thì chúng ta phải hiểu nó trong ánh sáng

của sự chuyển biến và phát triển của tư tưởng Phật giáo. Chỉ cần đọc một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.