chủ trương thôi, chúng ta đã có thể biết được đại khái tông phái đó xuất hiện
vào thế kỷ nào và chịu ảnh hưởng của những tông phái nào.
2. Như Lai dư âm thị thế gian giáo.
Những thuyết giảng khác của Phật là giáo lý nhập thế.
The Teachings of the Tathāgata on the themes other than above are
mundane Teachings.
Les autres enseingements peuvent être décrit comme enseignements
mondaines.
Những giáo lý khác của Như Lai thì thuộc về giáo lý nhập thế. Giáo lý
nhập thế là những giáo lý giúp cho loài trời và loài người sống hạnh phúc
hơn nhưng không đưa những loài đó tới được lãnh vực xuất thế gian
(lokottara). Tư tưởng này trái chống với tư tưởng của Đại Chúng Bộ lúc ban
đầu, tức là chủ trương thứ năm của Đại Chúng Bộ, “Thế Tôn sở thuyết vô
bất như nghĩa”: Tất cả những gì Đức Thế Tôn nói, không có gì là không có
tính chất xuất thế gian.
Ban đầu người ta nghĩ rằng bất cứ cái gì Đức Thế Tôn dạy cũng là chân lý
tuyệt đối, nhưng vì người nghe có thể tiếp nhận một cách khác nhau nên
chia ra thành giáo lý thế gian hay giáo lý xuất thế gian. Bây giờ người ta đi
tới quan niệm rất rõ rệt là có những kinh có khả năng đưa mình tới lãnh vực
xuất thế gian và có những kinh chỉ đem lại lợi lạc và hạnh phúc cho người
trong thế gian mà thôi. Những giáo lý như vô thường, khổ, không, vô ngã và
Niết bàn có mục đích đưa con người tới lãnh vực xuất thế. Còn những giáo
lý không nói đến vô thường, khổ, không, vô ngã, Niết bàn là những giáo lý
nhập thế, chúng có khả năng làm vơi bớt khổ đau và đem lại hạnh phúc cho
con người.
Tu học ở Làng Mai khi đọc những câu này chúng ta phải có cái thấy của
riêng mình: giáo lý vô thường và vô ngã cũng có thể giúp được người đời.
Nếu thực tập vô thường và vô ngã cho đúng mức thì mình đạt tới giải thoát
hoàn toàn. Nhưng nếu thực tập vô thường và vô ngã tới một mức nào đó,
thấy được sự vật là vô thường và vô ngã, thấy được hạnh phúc không phải là
một cái gì riêng biệt, thì ta cũng bớt khổ và thấy rằng giáo lý vô thường và