NHỮNG CON ĐƯỜNG ĐƯA VỀ NÚI THỨU - Trang 98

trước có sau, tại vì một cái gì mà có sự liên tục thì mới có thể có nhân quả,
có nghiệp báo, có luân hồi.

Trong khi đó thì Đại Chúng Bộ lại sáng tạo ra một ý niệm gọi là Căn bản

thức (Mula-vijñana).

Sau này trong Pháp tướng Duy Thức học chúng ta có A lại da thức. A lại

da thức được gọi là hằng chuyển như bộc lưu. Hằng là tiếp nối không đứt
đoạn, chuyển là thay đổi trong từng giây phút. Hằng chuyển như bộc lưu có
nghĩa là luôn luôn thay đổi liên tục không đứt đoạn như một dòng nước chảy
(bhavānga-srotā).

Trong Hữu Bộ cũng đã phát hiện ra một danh từ gọi là tự tương tục

(svasamtana), tức là ý niệm về sự tương tục. Nếu không có sự tương tục thì
không có nhân quả, không có nghiệp báo. Trong bốn duyên có một duyên
gọi là đẳng vô gián duyên. Đó là duy trì điều kiện không để có sự đứt đoạn
(đẳng vô gián). Ví dụ muốn dùng máy vi tính để viết bài thì dòng điện phải
liên tục. Nếu điện bị cắt trước khi chúng ta “save” thì bài sẽ mất. Điều kiện
liên tục rất quan trọng. Ví dụ, ngày xưa khi muốn quay phim một người
đang giơ tay lên thì chúng ta phải chụp hình người ấy đang giơ tay lên từ từ,
liên tục ít nhất là 20 hình. Khi chiếu phim ra, vì có sự liên tục nên ta thấy
người ấy đang giơ tay lên, kỳ thực thì chỉ có hình của từng sát na diệt, chỉ có
những hình ảnh riêng. Những hình ảnh riêng đó sắp lại gần nhau nên đưa tới
cảm tưởng là có sự liên tục. Sự sống là một dòng liên tục trong đó không có
gì là bất biến. Chúng ta vẫn có thể trung thành với giáo lý của Đức Thế Tôn,
tức giáo lý vô thường trong từng sát na. Nhưng dù sự vật vô thường, chúng
vẫn tương tục, vẫn tiếp nối được nhau.

Vì vậy chúng ta thấy các tông phái đều chấp nhận ý niệm tương tục.

Trong Đại thừa, chúng ta có A lại da thức, có Như Lai tạng. Trong các tông
phái Tiểu thừa thì có Căn bản thức của Đại Chúng Bộ, Hữu phần thức của
Thượng Tọa Bộ và trong Hữu Bộ thì có Tự tương tục và Tha tương tục.

Đứng về phương diện lý luận, quán chiếu, chúng ta thấy rằng tâm và tâm

sở cũng là những hiện tượng, là hành. Theo đúng giáo lý nguyên thỉ của Đức
Thế Tôn, sắc vô thường mà tâm cũng vô thường. Vì vậy nếu nói có một số

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.