Some samskāras exist for sometime while others perish at every moment.
Il y a des composés qui peuvent exister pendant quelque temps, tandis que
des autres ne durent qu’un seul instant.
Chư hành là các hiện tượng. Chữ hành được dịch từ chữ saskāra, tiếng
Anh là formations. Trong các hành có những hành sát na diệt nhưng cũng có
những hành tạm trú. Sát na diệt là sinh ra rồi diệt liền ngay lập tức. Đó là
giáo lý của Nguyên thủy hay giáo lý vô thường (momentariness).
Đây là một chủ trương không còn chính thống nữa, tại vì theo giáo lý
chính thống thì tất cả các pháp đều sinh diệt trong từng sát na (sát na diệt).
Chủ trương này nói: Có các pháp sát na diệt nhưng cũng có các pháp có thể
kéo dài sự có mặt của chúng được.
Người ta chưa giải thích được thực sự vấn đề sinh tử luân hồi. Nếu sinh ra
rồi diệt liền thì làm sao có sự liên tục, làm sao có thể có luân hồi, có giác
ngộ, có người gây nghiệp báo và có người thọ nghiệp báo? Không lẽ khi
người gây nghiệp báo chết rồi thì người thọ nghiệp báo là một người khác
hay sao? Nếu ta sinh ra rồi diệt liền, nếu ta gây ra một nghiệp nào đó thì sau
này ai là người thọ cái nghiệp ấy? Vì thế nên phải chủ trương rằng có những
hành có thể tạm trú được, có thể kéo dài được. Hành ở đây là tâm hành.
Trong câu này nói: những hành thuộc về sắc (căn và cảnh) thì sát na diệt,
nhưng những tâm hành có thể kéo dài ra được (tạm trú).
Chúng ta hãy trở về chủ trương thứ bảy của Đại Chúng Bộ: Sắc căn đại
chủng hữu chuyển biến nghĩa, tâm, tâm sở pháp vô chuyển biến nghĩa. Đây
là một chủ trương của Mạt tông Đại Chúng Bộ cho rằng các căn và các cảnh
thì sát na diệt nhưng các tâm và tâm sở thì không thay đổi như vậy.
Chúng ta đã nói tới sự khác biệt giữa bản tông và mạt tông. Bản tông là
trường phái gốc, trường phái gốc sau khi tồn tại một thời gian thì sinh ra
những trường phái ngọn. Những trường phái ngọn có thể có những cái thấy
khác, không giống, không trung thực với những chủ trương của trường phái
gốc. Ở đây là chủ trương của mạt tông, một chủ trương không trung thành
với trường phái gốc. Trường phái gốc đã nói: “Tất cả đều sát na diệt, vật
chất cũng như tinh thần”. Bây giờ vì muốn giải thích luân hồi và sinh tử nên