NHỮNG CON ĐƯỜNG ĐƯA VỀ NÚI THỨU - Trang 95

Trong kinh Gánh Nặng (Trọng Đảm), Đức Thế Tôn nói: “Này các thầy!

Tôi sẽ nói cho các thầy nghe về gánh nặng. Sự đam mê đưa gánh nặng lên
cho mình phải gánh, sự giải thoát đặt gánh nặng xuống cho mình khỏi
gánh.” Vì vậy, ngoài sự đam mê và sự giải thoát thì có con người để gánh tại
vì cái gánh không tự mình gánh được. Phải có con người để gánh cái gánh
đó, cái gánh đó là năm uẩn. Đây là một kinh mà Độc Tử Bộ hay sử dụng để
chứng minh là có ngã, có người.

Thượng Tọa Bộ nói: “Cái mà anh gọi là ngã, những danh từ mà Đức Thế

Tôn dạy, tuy là Đức Thế Tôn có dùng những danh từ đó, nhưng chúng chỉ là
những giả danh được Ngài sử dụng để nói chuyện. Ngài không cho những
cái đó là chân thật”. Và đây là câu trả lời của Độc Tử Bộ cho lời phê bình
của Thượng Tọa Bộ: “Cái ta là cái gì rất vi tế, nó có thiệt. Nếu không có cái
ta
thì không thể nào tu được, chứng được, không thể nào tạo nghiệp được.
Cái đó không phải thường, không vô thường, không phải một, không phải
nhiều.” Và Độc Tử Bộ đi tới một quan niệm rất vi tế về ngã, về người.

Nếu chúng ta hiểu chủ trương thứ hai như thế này: Con người mà tôi nói

đây chỉ là những giả danh được thiết lập trên uẩn, xứ và giới, thì như thế là
Độc Tử Bộ tự chống lại chủ thuyết của mình và đi theo chủ thuyết của
Thượng Tọa Bộ.

Bộ phái này chủ trương rằng những người phàm phu không phải là Phật

tử thì nhận lầm sắc, thọ, tưởng, hành, thức là ngã, vì vậy cái ngã của họ là
giả danh. Nhưng cái ngã tôi nói ở đây không phải là giả danh mà là một thực
tại có thể nhận được bằng sự quán chiếu của mình.

Thường thì mình nói cha và con là hai giả danh vì con thật sự chỉ là sự

tiếp nối của cha và khi nhìn vào con thì mình thấy cha. Vì vậy cha tuy là cha
nhưng đồng thời cũng là con, con là con nhưng đồng thời cũng là cha. Dùng
chữ con mình có khuynh hướng loại cha ra, như vậy không đúng tại vì nhìn
vào trong con mình thấy cha rất rõ. Những danh từ như cha, con là những
giả danh, chúng không nói lên được sự thật.

3. Chư hành hữu tạm trú diệc hữu sát na diệt.
Các hành có phần tạm thời tồn tại, có phần thì sát na sinh diệt.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.