Nam tước thường hối hận về đơn khiếu nại khi thấy lâu đài bị giao phó
cho cảnh sát, biện lý, dự thẩm, nhà báo... để những người ấy xông vào mọi
chỗ đáng lẽ không nên cho họ biết đến.
Vụ trộm làm dư luận chú ý đến mức tên của Arsène Lupin tạo nên nhiều
chuyện tưởng tượng đăng đầy các cột báo được dân chúng đọc háo hức.
Bức thư đầu tiên của Arsène Lupin trong báo Tiếng Vang (không biết được
ai đưa đăng), bức thư báo trước tai họa cho Nam tước gây ra một cảm xúc
mạnh. Nhiều lời giải thích hoang đường, người ta gợi lại con đường hầm
nổi tiếng. Theo tác động của dư luận, sở biện lý điều tra theo hướng đó. Họ
sục sạo lâu đài từ trên xuống dưới, nghiên cứu từng viên đá, ván lát tường,
lò sưởi, khung gương, trần nhà. Họ đốt đuốc xem xét những tầng hầm trước
đây của các lãnh chúa Malaquis chứa khí cụ và thực phẩm, người ta thăm
dò cả trong lòng các lớp đá. Chỉ tốn công, không phát hiện được dấu vết gì
về đường hầm, không thấy lối
đi bí mật nào.
Ai cũng bảo những đồ đạc, những bức tranh không thể biến như ma, phải
đi qua cửa. Những kẻ đến lấy trộm cũng phải qua cửa chứ
! Nhưng kẻ đó là
ai, đến và ra đi bằng cách nào
?
Sở biện
lý địa phương chịu bất lực đề nghị Paris cử người về giúp. Ông
Dudouis, cảnh sát trưởng cử những thám tử giỏi nhất của các đội cảnh sát,
bản thân ông cũng
ở
lại Malaquis bốn mươi tám tiếng đồng hồ nhưng cũng
không kết quả gì hơn.
Sau đó ông cử thanh tra Garnima, người đã được ông khen thưởng nhiều
dịp. Garnima im lặng nghe lời cấp trên chỉ dẫn rồi ngẩng cao đầu tuyên bố:
- Tôi cho rằng lục lọi
ở
lâu đài không đúng hướng. Phải giải quyết công
việc ở bên ngoài.
-
Ở
đâu vậy
?
-
Ở
ngay Arsène Lupin.
-
Như vậy là công nhận Arsène Lupin nhúng tay vào vụ này
?
- Đành vậy,
vả lại tôi chắc chắn thế.
-
Ô, Garnima
! Vô lý lắm! Arsène Lupin đang bị giam giữ.
- Arsène Lupin đang bị canh phòng chặt chẽ, đồng ý. Nhưng dù anh ta bị
cùm chân, trói tay, bịt miệng thì tôi cũng không thay đổi nhận định đó.