-
Xin lỗi, nó đi ra ngoài. Buổi sáng lúc ông thấy nó ở bàn là nó vừa đi
học về. Khi các nhà luật pháp phí công tra hỏi bà mẹ vô tội thì lẽ ra phải
soát xét trong ngăn bàn, giữa sách vở của đứa trẻ.
-
Có thể thế nhưng hàng năm Henriette nhận được hai nghìn phrăng, phải
chăng đó là bằng chứng rõ nhất về tòng phạm
?
- Nếu tòng phạm làm sao bà ta còn gửi thư cám ơn bà, về điều đó
?
Vả
lại, người ra cũng đã theo dõi bà ta. Đứa trẻ thì tự do, dễ dàng chạy đến
thành phố gần đấy tìm một người nào đó bán giá rẻ một hoặc hai viên
ngọc... với điều kiện duy nhất hàng năm gửi số
tiền từ Paris.
Một cảm giác khó chịu, khó phân tích
bao bọc
gia đình De Dreux và
khách mời. Thực ra thái độ và giọng nói của Floriani có một cái gì đó khác
với sự tin chắc lúc đầu đã làm bá tước phật ý. Có vẻ
như sự kiêu ngạo, một
khía cạnh kiêu ngạo thù địch chứ không thân mật hòa nhã.
Bá tước cười: - Tất cả những suy đoán đó thuộc về một trí tuệ làm tôi mê
người. Xin khen ngợi ông, trí tưởng tượng thật tuyệt vời
!
- Không, không, tôi không tưởng tượng, Floriani nhấn mạnh. Tôi phân
tích những tình huống không thể diễn ra khác được.
- Làm sao ông
biết được
?
-
Dựa vào những điều ông nói với tôi. Hình dung cuộc sống bà mẹ và
một đứa con trong một vùng cuối tỉnh. Bà
mẹ
ốm đau và đứa con tìm mưu
kế đem bán những viên ngọc để cứu mẹ hay ít nhất làm giảm bớt khó khăn
trong những ngày cuối
đời của mẹ. Bệnh tật khiến bà mẹ qua đời và nhiều
năm trôi qua, đứa trẻ lớn lên thành một người đàn
ông. Lần này thì tôi
tưởng tượng: Giả thử người ấy muốn trở về chốn cũ mình đã trải qua thời
thơ ấu, muốn gặp lại những người trước đây kết tội mẹ
mình... Ông có nghĩ
đến mối quan hệ đáng buồn của một hội ngộ như vậy trong ngôi nhà cũ đã
diễn biến cả một tấn bi kịch
?
Những lời nói của anh vang lên trong sự im lặng lo âu. Trên nét mặt ông
bà De Dreux thể
hiện sự luống cuống
– muốn tìm hiểu đồng thời phấp
phỏng.
Bá tước thì thầm: - Thế ông là ai
?