-
Ồ, họ không đánh vào tất cả các chứng khoán.
Bà mở rộng cánh tủ. Những chiếc cặp buộc dây
vải chồng chất trên các
ngăn. Bà cầm một tập nhưng ông chồng ngăn lại:
-
Đừng, đừng. Điên mà bán loại chứng khoán nước ngoài, nó còn lên...
Phiếu công trái đang cao hơn.
Ông nghĩ sao, bạn thân mến
?
Ông "bạn thân mến" không có quan điểm gì nhưng cũng khuyên nên hy
sinh phiếu công trái. Bà vợ lấy tập khác và tình cờ rút một
tờ. Đó là tờ
phiếu một nghìn ba trăm bảy mươi tư phrăng, lãi suất ba phần trăm.
Ông
chồng bỏ vào túi và buổi chiều, cùng với viên thư ký, ông bán tờ phiếu và
thu được bốn mươi sáu nghìn phrăng.
Bà chủ nói gì thì nói, Arsène Lupin vẫn
không cảm thấy như ở nhà mình.
Ngược lại, hoàn
cảnh anh
ở
trong ngôi nhà Jmbert có nhiều điều lạ.
Một số
dịp cho thấy những người hầu không biết tên anh và
gọi
anh là
ông.
Ông
chủ thì bao giờ
cũng gọi
“ông”, như: "Anh báo cho ông"... "ông ấy
đến chưa
?”
Vì sao có lối gọi khó hiểu như vậy
? Hơn nữa, sau buổi
đầu nhiệt tình
ông bà Jmbert rất ít nói chuyện với anh; ngoài việc
đối xử cần thiết với một
ân nhân họ không quan tâm đến anh nữa. Người ta có
vẻ xem anh như một
người đặc biệt, không thích bị quấy rầy, nguyên tắc là
lối
sống
đơn độc, tính
thất thường của anh. Một lần
đi qua tiền sảnh, anh nghe bà chủ nói với hai
ông khách: "Ông ta đến là
dã man
!”
Anh nghĩ: "Được rồi, tôi dã man..." Và cũng chẳng cần tìm hiểu những
điều kỳ quặc của họ, anh tiến hành thực hiện kế hoạch của mình. Biết chắc
không nên trông chờ vào tình cờ hoặc sự dại dột của bà chủ vì chìa khóa tủ
két bà không bao giờ rời ra, thậm chí khi đi còn làm rối hàng chữ số
ở khóa.
Phải hành động thôi
!
Một sự kiện thúc đẩy công việc làm là dư luận báo chí công kích mạnh
gia đình Jmbert. Người ta lên án họ lừa gạt. Arsène Lupin chứng kiến diễn
biến của tấn kịch này, biết những hoạt động tố cáo họ và thấy nếu để chậm
nữa thì mất hết.
Năm ngày liền
đáng lẽ
ra về lúc sáu giờ như thường lệ thì anh
ở
lại trong
phòng và người ta tưởng anh về rồi. Anh nằm dài trên sàn theo dõi việc làm