NHỮNG CUỘC PHIÊU LƯU TRONG KINH DOANH - Trang 139

quyền sở hữu của công ty đối với cái tên này đang bị đe dọa.

Công ty đã phải xúc tiến ngay chiến dịch chống lại cách dùng

tên như vậy: Năm 1961, công ty quyết làm tới bến và đổi sang

một cái tên thật bình dị: Tổng công ty Xerox. Và, thay vì lo

lắng về tương lai của bản thân và gia đình mình, các giám đốc

điều hành Xerox lại đang lo lắng về chữ tín của mình đối với

bạn bè và người thân từng bị họ khuyên bảo hãy thận trọng, đừng

nên đầu tư vào loại cổ phiếu có giá dưới 20 xu. Chốt lại, tất

cả những ai có cổ phiếu Xerox số lượng lớn đều trở nên giàu có

hoặc phất lên: các giám đốc điều hành từng phải thắt lưng buộc

bụng, Đại học Rochester, Viện Tưởng niệm Battelle, ấn tượng

nhất là trường hợp của Chester Carlson F., người đã ký nhiều

hợp đồng mua cổ phiếu của Xerox tới mức xét giá cổ phiếu năm

1968, ông đã có khối tài sản trị giá nhiều triệu đô-la, nằm

trong số 66 người giàu nhất nước Mỹ (xếp theo <em

class="calibre5">Fortune</em> ).</p>

<p class="calibre2">Như vừa tóm lược ở trên, câu chuyện của

Xerox có vẻ gì đó lạc lậu, thậm chí nghe như thế kỷ XIX: nhà

phát minh đơn côi trong phòng thí nghiệm thô sơ của mình, một

công ty nhỏ, quy mô gia đình, những thất bại ban đầu, sự phụ

thuộc vào hệ thống bằng sáng chế, sự cầu viện đến tiếng Hy Lạp

cổ để đặt tên cho thương hiệu, chiến thắng cuối cùng chứng minh

vẻ vang hệ thống kinh doanh tự do. Nhưng Xerox còn có một câu

chuyện khác. Khi thể hiện ý thức trách nhiệm với xã hội nói

chung chứ không chỉ đối với cổ đông, nhân viên và khách hàng,

Xerox đi ngược lại hầu hết các công ty thế kỷ XIX khác để trở

thành đạo quân tiên phong trong số các công ty thế kỷ XX.

Wilson có lần từng nói: “Để thiết lập mục tiêu cao siêu, việc

có những khát vọng gần như khó với tới, để anh em thấm nhuần

niềm tin rằng những mục tiêu, khát vọng đó có thể đạt được cũng

quan trọng bằng, thậm chí hơn, doanh số” và các giám đốc điều

hành Xerox khác gắng tìm mọi cách để nhấn mạnh rằng “tinh thần

Xerox” không hẳn là một phương tiện để đạt mục đích nhấn mạnh

“giá trị con người”, vì lợi ích của chính con người. Dĩ nhiên,

những diễn thuyết hùng hồn như vậy còn xa mới được coi là “phi

thường” trong giới doanh nghiệp lớn và khi nó được thốt ra từ

các giám đốc điều hành Xerox, nó dễ khơi dậy nỗi hoài nghi,

thậm chí, nếu xét đến lợi nhuận khổng lồ của công ty, nó còn dễ

chọc tức người ta. Nhưng có bằng chứng cho thấy Xerox đã nói là

làm. Năm 1965, công ty quyên tặng 1.632.548 đô-la và năm 1966

là 2.246.000 đô-la cho các tổ chức giáo dục và từ thiện. Trong

cả hai năm này, đối tượng thụ hưởng lớn nhất là Đại học

Rochester và tổ chức Rochester Community Chest; trong mỗi

trường hợp, tổng tiền quyên tặng này chiếm khoảng 1,5% thu nhập

ròng trước thuế của công ty. Con số này cao hơn hẳn con số mà

phần lớn các công ty lớn dành cho các hoạt động từ thiện của

mình. Việc Xerox vẫn kiên định duy trì sự nghiệp cao cả được

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.