NHỮNG CUỘC PHIÊU LƯU TRONG KINH DOANH - Trang 142

chọn mùa thu năm 1966 là thời gian để nhìn nhận Xerox và con

người ở Xerox. Bước đầu, tôi làm quen với một trong những sản

phẩm của Xerox. Dòng máy photocopy Xerox và các hạng mục liên

quan với nó tính tới thời điểm ấy là hết sức toàn diện. Ví dụ,

dòng 914 to bằng chiếc bàn làm việc, cho phép sao chụp đen

trắng từ bất kỳ trang nào, dù là bản in, viết tay, đánh máy hay

vẽ, với điều kiện không lớn hơn khổ 22×35cm – và với tốc 6

giây/tờ; chiếc model 813 có thể để trên mặt bàn, gần như là

phiên bản thu nhỏ của 914 (hoặc như các kỹ thuật viên Xerox

thường gọi là “914 xẹp hơi”); dòng máy sao chụp tốc độ cao 2400

có vẻ ngoài giống một lò nướng hiện đại và có thể “nấu” với tốc

độ 40 bản/phút hoặc 2.400 bản/giờ; dòng Copyflo có thể phóng

trang vi phim thành các trang kích thước bằng một cuốn sách và

in chúng ra; dòng LDX, in các tài liệu truyền qua đường dây

điện thoại, sóng vô tuyến cực ngắn hoặc cáp đồng trục; dòng

Telecopier, một thiết bị không theo công nghệ xero do Magnavox

thiết kế và chế tạo nhưng được Xerox phát hành ra thị trường,

có thể coi là phiên bản thấp hơn của LDX, đặc biệt hấp dẫn một

người không chuyên vì nó chỉ gồm một hộp nhỏ, nếu gắn với một

chiếc điện thoại thông thường, người sử dụng có thể nhanh chóng

truyền đi một bức ảnh nhỏ (đương nhiên kèm theo rất nhiều âm

thanh rột rẹt, lách cách) cho bất cứ đối tượng nào có điện

thoại và một hộp nhỏ tương tự. Trong tất cả các máy này, dòng

914 là sản phẩm sao chụp tĩnh điện tự động đầu tiên và tạo ra

bước đột phá lớn, vẫn mang nhiều ý nghĩa quan trọng nhất đối

với cả Xerox lẫn khách hàng của công ty.</p>

<p class="calibre2">Người ta hay bảo nhau dòng 914 là sản phẩm

thương mại thành công nhất trong lịch sử nhưng tuyên bố này

không được xác nhận hay phủ định một cách chắc chắn bởi Xerox

không công bố con số doanh thu chính xác đối với từng sản phẩm

riêng rẽ; nhưng công ty có nói năm 1965, dòng máy 914 chiếm

khoảng 62% tổng doanh thu của công ty, tương đương với khoảng

243 triệu đô-la. Năm 1966, một chiếc 914 có thể được mua với

giá 27.500 đô-la, hoặc có thể được thuê với giá 25 đô-la/tháng,

cộng thêm ít nhất 49 đô-la chi phí cho sao chụp với giá là 4

xu/mỗi bản. Những con số này được đưa ra có chủ đích nhằm tăng

sức hấp dẫn của việc thuê máy thay vì mua máy vì về căn bản,

Xerox kiếm bộn tiền hơn theo cách này. Chiếc 914 được sơn màu

be và nặng 295kg, trông rất giống một chiếc bàn hình chữ L hiện

đại bằng sắt; những tài liệu cần sao ra, một trang giấy thẳng

thớm, hai trang của một cuốn sách đang mở hoặc thậm chí là một

vật thể nhỏ ba chiều như chiếc đồng hồ hay một tấm huy chương,

được đặt úp trên tấm kính trên bề mặt cao nhất, nhấn nút và 9

giây sau đó, bản sao rơi tọt xuống một chiếc khay trong đó có

lắp một sọt “đầu ra”. Xét về mặt công nghệ, chiếc 914 thật quá

ư phức tạp (một số nhân viên kinh doanh ở Xerox quả quyết nó

còn phức tạp hơn cả ô tô) tới mức độ như thánh phiền nhiễu vì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.