gì cho xero có thể tìm tới bất kỳ cửa hàng bán xì gà hoặc văn
phòng phẩm có máy photocopy đút xu và sẽ thấy thỏa mãn. (Một
chi tiết thú vị là Xerox sản xuất dòng máy 914 chạy bằng xu
theo hai cơ chế: đồng hào và một đồng 25 xu; người mua máy hay
thuê máy có thể tùy chọn loại tiền muốn trả.)</p>
<p class="calibre2">Cũng có những chuyện lạm dụng và rõ ràng là
nghiêm trọng trong việc sao chụp này, rõ ràng nhất là việc sao
chụp tràn lan. Hiện tượng mà trước giờ chỉ gặp ở bộ máy hành
chính quan liêu thì nay bùng phát ra toàn xã hội: người ta
khăng khăng đòi sao thành hai, ba bản trong khi chỉ cần một bản
là đủ, hoặc nhất định đòi sao ra một bản trong khi chẳng cần
đến nó tí nào; cụm từ “sao làm ba bản” trước đây được dùng để
ám chỉ sự rườm rà lãng phí quan liêu thì bây giờ rõ là một sự
nói giảm nói tránh. Chỉ cần bấm vào cái nút, máy chạy rào rào,
những bản sao tăm tắp rơi xuống khay, một trải nhiệm quá hưng
phấn khiến một tân binh mới được dùng máy photocopy cảm thấy
không thể cưỡng lại việc sao chụp tuốt tuột những tờ giấy đang
nằm trong khay.</p>
<p class="calibre2">Một vấn đề nguy cấp hơn của công nghệ in
xero là nó cực kỳ dễ đưa người ta vào cái bẫy đầy cám dỗ của
việc vi phạm luật bản quyền. Hầu như tất cả thư viện công cộng
và thư viện đại học cũng như trung học hiện đều được trang bị
máy photocopy và khi cần sao một chùm thơ từ một cuốn sách hay
một truyện ngắn nào đó từ một tuyển tập, một bài viết nào đó từ
một tạp chí nghiên cứu, giáo viên lẫn học sinh nảy sinh thói
quen vô cùng giản tiện, chỉ cần nhặt sách từ kệ xuống, mang tới
phòng sao chụp của thư viện rồi tùy hứng yêu cầu bao nhiêu bản
tùy ý. Hệ quả tất yếu là tước mất nguồn thu nhập của các tác
giả và các nhà xuất bản. Những hành động vi phạm bản quyền như
vậy chưa cấu thành nên vụ án pháp lý vì các nhà xuất bản cũng
như tác giả hầu như chẳng bao giờ đi kiện các nhà giáo dục, đơn
giản bởi họ không biết tới các vi phạm ấy; thêm nữa, chính các
nhà giáo dục cũng không biết làm thế là bất hợp pháp. Rất có
thể những vi phạm bản quyền thông qua sao chụp trên máy Xerox
diễn ra vô thức nay trở thành chuyện không thể chối cãi mấy năm
gần đây khi một ủy ban các nhà giáo dục gửi một thông tư cho
các giáo viên xuyên các lục địa thông báo công khai cho họ
quyền được/ không được sao chép tài liệu đã đăng ký bản quyền;
hệ quả gần như tức thì là sự gia tăng đáng kể số lượng các nhà
giáo dục xin cấp phép từ các nhà xuất bản. Và đã có nhiều bằng
chứng cụ thể hơn về những gì đang diễn ra; ví dụ, năm 1965 một
cán bộ thư viện Đại học New Mexico công khai ủng hộ chủ trương
các thư viện dành 90% ngân sách cho các chi phí về nhân sự,
điện thoại, sao chụp, fax... và chỉ 10% cho sách và tạp chí
định kỳ.</p>