NHỮNG CUỘC PHIÊU LƯU TRONG KINH DOANH - Trang 145

<p class="calibre2">Ở một chừng mực nhất định, các thư viện cố

gắng kiểm soát vấn đề sao chụp của mình. Bộ phận sao y của

nhánh chính Thư viện Công cộng New York mỗi tuần thực hiện

1.500 yêu cầu sao chụp tài liệu thư viện, thông báo cho khách

hàng quen rằng “tài liệu có bản quyền sẽ không được sao chụp

ngoài mục đích ‘sử dụng hợp lý’”<a href="note:" title="42. Fair

use: Sử dụng hợp lý là quy định của Hoa Kỳ dựa trên các quyền

tự do ngôn luận. Trong phạm vi luật bản quyền Hoa Kỳ, quy định

này cho phép trích dẫn hoặc sao chép các tư liệu của người khác

đã đăng kí bản quyền không cần xin phép miễn là sử dụng với mục

đích phi lợi nhuận."><sup class="calibre4">42</sup></a> – tức

là số lượng và loại hình sao chụp [thường chỉ giới hạn ở những

đoạn trích ngắn] đã được xác lập bằng tiền lệ pháp lý là không

cấu thành hành vi vi phạm. Vẫn theo thư viện này, “người đăng

ký sao chụp chịu mọi trách nhiệm đối với bất kỳ vấn đề nào có

thể phát sinh trong quá trình sao chụp và trong việc sử dụng

bản sao chụp”. Trong phần đầu của tuyên bố trên, thư viện dường

như nhận trách nhiệm về mình nhưng trong phần thứ hai lại chối

phắt điều nó; sự nước đôi này phần nào phản ánh cảm giác bất an

lan tỏa trong những người sử dụng máy photocopy của thư viện.

Bên ngoài bức tường thư viện, dường như sự đắn đo ngại ngần này

còn chẳng tồn tại. Nhiều doanh nhân vốn tuân thủ pháp luật tới

từng chân tơ kẽ tóc dường như xem vấn đề vi phạm bản quyền

nghiêm trọng ngang với việc sang đường ẩu. Tôi từng nghe chuyện

một nhà văn được mời đến dự một hội thảo giữa các nhà lãnh đạo

công nghiệp cấp cao và hào hiệp bỗng giật mình khi thấy người

ta sao nguyên một chương trong cuốn sách gần nhất của ông để

phát cho các đại biểu làm cơ sở cho buổi thảo luận. Khi nhà văn

lên tiếng phản đối, các vị doanh nhân sửng sốt, thậm chí cảm

thấy bị tổn thương bởi họ cho rằng lẽ ra nhà văn phải mừng

trước sự quan tâm của họ đối với tác phẩm của ông ta; nhưng xét

cho cùng, sự tâng bốc này khác nào việc một tên trộm suýt soa

tán dương đồ trang sức của một quý bà bằng cách cuỗm luôn chúng

đi.</p>

<p class="calibre2">Theo quan điểm của một số nhà bình luận,

những gì đã diễn ra đến nay chỉ là giai đoạn đầu của một thứ

giống như cách mạng về đồ họa. “Công nghệ xero đang mang Triều

đại khủng bố<a href="note:" title="43. ‘Triều đại Khủng bố’

(Reign of Terror) diễn ra từ 5/9/1793 đến 28/7/1794, thời điểm

khởi đầu Cách mạng Pháp, khích động bởi cuộc xung đột giữa các

phe phái chính trị trong đó những người Girondin và Jacobin thủ

tiêu dã man tất cả những người bị coi là kẻ thù của cách mạng,

bao gồm cả những người lãnh đạo cách mạng như Georges Danton.">

<sup class="calibre4">43</sup></a> đến với vương quốc xuất bản,

bởi vì nó có nghĩa là bất kỳ người đọc nào cũng đều có thể vừa

làm tác giả vừa làm nhà xuất bản,” theo những gì triết gia

người Canada Marshall McLuhan viết vào mùa xuân năm 1966 trên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.