thuyết “sử dụng hợp lý” cần phải được mở rộng thông thoáng cho
các mục đích học thuật. Chẳng phải ngạc nhiên khi các tác giả
và các nhà xuất bản phản đối việc tự do hóa như vậy, họ khẳng
định rằng bất kỳ sự mở rộng nào đối với các quyền hiện tại sẽ
có xu hướng tước đoạt sinh kế của họ tới một ngưỡng nào đó như
hiện tại và tới một mức độ lớn hơn nhiều trong tương lai của
công nghệ xero mà ta còn chưa lường hết được. Một dự luật được
Ủy ban Tư pháp Hạ viện thông qua năm 1967 dường như đại diện
cho chiến thắng của tác giả và nhà xuất bản, vì nó công khai
xác lập học thuyết “sử dụng hợp lý” và không cho phép bất kỳ
ngoại lệ nào đối với “sao chụp cho mục đích giáo dục”. Nhưng
kết quả cuối cùng của cuộc tranh đấu vẫn chưa ngã ngũ cho đến
cuối năm 1968. Đơn cử như chuyện McLuhan tin rằng mọi nỗ lực
duy trì các hình thức bảo hộ tác giả như cũ đại diện cho suy
nghĩ lạc hậu và chắc chắn sẽ phải chịu thất bại (hoặc, ít ra
ông tin thế vào ngày viết bài đăng trên <em
class="calibre5">American Scholar</em> ). “Không có biện pháp
bảo hộ khả thi nào đối với công nghệ ngoại trừ công nghệ”, ông
viết. “Khi bạn tạo ra một môi trường mới với một giai đoạn công
nghệ mới thì ở giai đoạn công nghệ kế tiếp, bạn phải tạo một
môi trường tương phản với môi trường trước”. Nhưng các tác giả
thì hiếm khi giỏi về công nghệ và công nghệ có lẽ không phát
triển mạnh trong các môi trường tương phản.</p>
<p class="calibre2">Trong khi phải đương đầu với “chiếc hộp
Pandora” đã được các sản phẩm Xerox “mở ra”, công ty Xerox
dường như đã đạt đến các lý tưởng cao cả mà Wilson thiết lập.
Dù mang lợi ích thương mại trong việc khuyến khích [hay ít nhất
không ngăn cản] càng nhiều càng tốt việc sao chụp từ bất kỳ cái
gì có chữ viết trên đó, Xerox thực sự cố gắng chứ không hề
chiếu lệ trong việc thông báo đến người sử dụng máy Xerox những
trách nhiệm pháp lý của họ. Ví dụ, mỗi một chiếc máy mới được
xuất xưởng ra đều được kèm theo một tờ rơi bằng bìa các tông
liệt kê danh sách dài những thứ cấm sao chép, trong đó có tiền
giấy, trái phiếu chính phủ, tem bưu chính, hộ chiếu và “tài
liệu có bản quyền dưới bất kỳ cách thức, bản chất nào nếu không
được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.” (Còn việc bao nhiêu tờ
rơi đó bị quẳng vô sọt rác thì lại là một vấn đề khác.) Hơn
nữa, bị kẹt giữa những cá nhân đang đua tranh trong cuộc chiến
về việc sửa đổi luật bản quyền, Xerox cưỡng lại cám dỗ ngoan
ngoãn đứng sang một bên để vơ vét đầy túi tham và thể hiện mình
là tấm gương mẫu mực về trách nhiệm xã hội, ít nhất là từ quan
điểm của các tác giả và nhà xuất bản. Ngành công nghiệp sao
chụp nói chung, ngược lại, có xu hướng giữ thái độ trung lập
hoặc nghiêng về phía các nhà giáo dục. Tại một hội nghị chuyên
đề năm 1963 về việc sửa đổi luật bản quyền, một phát ngôn viên
của ngành táo bạo lập luận rằng việc photo chẳng qua chỉ đơn
giản là phát triển lên từ sao chép thủ công mà xưa nay vẫn được