quanh cật vấn ông đủ thứ xoay quanh việc đó, tôi nghe thấy ông
nói: ‘À thì quý vị đều biết đấy, cơ hội có mấy khi gõ cửa hai
lần.’ Còn ở văn phòng, hiếm khi ông được nghe người ta đề cập
đến chủ đề này.” Thực tế, tôi hầu như không nghe thấy người ta
đào xới chuyện này khi tôi ở Xerox và sự điềm tĩnh này hóa ra
là hợp lý vì trong vòng chỉ hơn một tháng, cổ phiếu đã lấy lại
số điểm đã mất và vài tháng sau đó vọt thẳng lên mức cao kỷ lục
của mọi thời đại.</p>
<p class="calibre2">Thời gian còn lại của sáng hôm đó tôi dành
để đến thăm một số nhân vật trong mảng kỹ thuật của Xerox và
nghe họ ôn cố tri tân những ngày xa xưa khi mới xây dựng công
nghệ xero. Người đầu tiên trong số những người tạo lập là Tiến
sĩ Dessauer, người mới tuần trước thôi đã bị lỗ 3 triệu đô-la,
ấy vậy mà tôi vẫn thấy ông rất bình thản số bởi cổ phiếu Xerox
của ông vẫn có trị giá ước tính khoảng 9,5 triệu đô-la. (Một
vài tháng sau đó con số này hẳn xấp xỉ <em
class="calibre5">20</em> triệu.) Tiến sĩ Dessauer, một cựu
chiến binh gốc Đức, phụ trách lĩnh vực nghiên cứu và kỹ thuật
kể từ năm 1938 và lúc đó giữ vai trò phó chủ tịch hội đồng quản
trị – là người đầu tiên hướng Joseph Wilson chú ý đến phát minh
của Carlson sau khi đọc bài viết về phát minh này trên một tạp
chí kỹ thuật năm 1945. Tôi để ý trên tường văn phòng của ông có
dán một tấm thiệp chúc mừng của các đồng nghiệp cùng phòng,
trong đó, ông được tung hô là “phù thủy” và tôi thấy ông hay
cười, tính tình thanh niên trẻ trung với giọng nói đúng là của
thầy phù thủy.</p>
<p class="calibre2">“Anh muốn nghe chuyện ngày xưa hả?”, Tiến
sĩ Dessauer hỏi. “Trời, thú vị lắm, tuyệt vời lắm, nhưng cũng
kinh khủng lắm. Có lúc muốn điên đầu, thật sự theo nghĩa đen
luôn. Tiền là vấn đề lớn nhất. Công ty đã may mắn vẫn còn chút
tiền mọn, nhưng không duy trì được lâu. Các thành viên trong
nhóm chúng tôi đều đánh cược với dự án. Tôi phải mang cả nhà
mình ra thế chấp, toàn bộ gia sản chẳng còn gì ngoài khoản tiền
bảo hiểm nhân thọ. Bán mạng ra làm liều thôi. Suy nghĩ bấy giờ
của tôi là nếu dự án đổ bể, Wilson và tôi là hai kẻ ngã ngựa
trong kinh doanh, bản thân tôi còn ngã ngựa cả trong kỹ thuật
nữa. Sẽ chẳng ai tín nhiệm phân công việc gì cho tôi. Tôi phải
từ bỏ khoa học, đi bán bảo hiểm hay làm một nghề nào đó.” Tiến
sĩ Dessauer trầm ngâm nhìn lên trần, đoạn tiếp tục: “Lúc đầu,
chẳng ai có khí thế lạc quan gì hết. Khắp lượt đến chỗ tôi bảo
rằng cái khỉ gió kia chẳng bao giờ khả thi đâu. Rủi ro lớn nhất
là tĩnh điện học có vẻ không khả thi trong độ ẩm cao. Hầu như
mọi chuyên gia đều quả quyết như thế. Họ sẽ bảo: ‘Sao chụp tại
New Orleans ư? Muôn đời là chuyện viển tưởng!’ Ngay cả khi dự
án khả thi, giới bán hàng ước tính trên thị trường tiềm năng
chắc gì đã bán nổi quá vài ngàn máy. Có mấy vị cố vấn bảo chúng