tôi là đồ điên khi cứ tiếp tục đòi triển khai dự án. Thế đấy,
cơ mà các anh thấy rồi, ngon ăn cả: cái máy 914 trúng to, kể cả
tại New Orleans và thị trường cho nó thì vô biên. Sau đó chúng
tôi cho ra phiên bản để bàn 813. Tôi lại liều mình lần nữa cho
chiếc máy này khi chốt một thiết kế mà một số chuyên gia cho là
quá mỏng manh.”</p>
<p class="calibre2">Tôi hỏi Tiến sĩ Dessauer có phải ông đang
liều làm thứ gì đó như kiểu một nghiên cứu mới chăng và nếu có,
nó có hấp dẫn như xero không. Ông trả lời gọn lỏn: “Có” cho hai
câu hỏi, nhưng vì pháp lý nên không thế tiết lộ xa hơn.”</p>
<p class="calibre2">Tiến sĩ Harold E. Clark, nhân vật tiếp theo
tôi tới gặp, từng trực tiếp phụ trách chương trình phát triển
xero dưới sự chỉ đạo của Tiến sĩ Dessauer. Ông kể tôi nghe tỉ
mỉ chuyện phát minh của Carlson đã được chăm bón, vun trồng
thành một sản phẩm thương mại ra sao. “Chet Carlson thuộc
trường phái hình thái học<a href="note:" title="45. Hình thái
học (trong số học) là một mô hình lý thuyết dựa trên thuyết
Lattice và topo học."><sup class="calibre4">45</sup></a>,” tiến
sĩ Clark mào đầu. Clark người nhỏ thó, có phong thái giáo sư,
mà thực tế ông là giáo sư vật lý trước khi đến Haloid năm 1949.
Hẳn là trông tôi nghệt lắm vì Tiến sĩ Clark cười khẽ và tiếp
tục: “Thực sự tôi không biết thế nào là ‘hình thái học’. Tôi
<em class="calibre5">nghĩ</em> chắc là chỉ việc người ta đặt
một cái này cùng với một cái khác để tạo ra một cái mới. Dù sao
đấy chính là hình ảnh của Chet. Trên thực tế, Xero chưa được
xuất hiện trong các công trình khoa học trước đó. Chet chắp nối
lại rất nhiều hiện tượng khá kỳ lạ, bản thân mỗi hiện tượng
trong đó lại mơ hồ và chưa có bộ óc nào liên tưởng ra được. Kết
quả chính là thành tựu lớn lao nhất trong việc thiết kế hình
ảnh kể từ khi nhiếp ảnh ra đời. Hơn nữa, ông làm được điều đó
mà hoàn toàn không có sự trợ giúp của một môi trường khoa học
thuận lợi. Như anh biết đấy, xuyên suốt hành trình lịch sử của
khoa học đã có hàng chục ví dụ điển hình về những phát minh
‘tình cờ’, nhưng chưa có ai sánh với Chet về cái sự ‘tình cờ’
này. Giờ tôi vẫn luôn kinh ngạc trước phát minh của ông ấy như
lần đầu tiên được nghe nói về nó. Là phát minh thì nó rất kỳ
vĩ. Chỉ có điều, là một sản phẩm thì nó chẳng đâu vào với
đâu.”</p>
<p class="calibre2">Tiến sĩ Clark lại cười khẽ, rồi tiếp tục
giải thích: “Viện Tưởng niệm Battelle đã đạt một bước ngoặt và
cũng theo thói thường của những tiến bộ khoa học, không ít thì
nhiều xảy ra do “nhầm lẫn”. Vấn đề chính ở đây là bề mặt quang
dẫn được phủ lưu huỳnh của Carlson mất đi những thuộc tính của
nó chỉ sau khi sao chụp được vài bản và trở nên vô tác dụng.
Hành động theo cảm tính thay vì dựa trên bất kỳ luận thuyết