đồng liên kết dưới hình thức tơrơt hay hình thức nào khác, hay
âm mưu nhằm kiềm chế thương mại hay mậu dịch giữa vài bang hoặc
với nước ngoài” bị coi là bất hợp pháp. (Đạo luật Sherman là
công cụ được sử dụng trong các hoạt động phân rã độc quyền của
Tổng thống Theodore Roosevelt và cùng với Đạo luật Clayton năm
1914, nó có vai trò như là vũ khí của chính phủ đối với các tập
đoàn và công ty độc quyền kể từ đó). Chính phủ cáo buộc, các
hành vi vi phạm có liên quan tới việc bán các bộ phận máy móc
lớn, đắt tiền của nhiều dòng thiết bị mà đối tượng có nhu cầu
chủ yếu là các công ty dụng cụ điện nhà nước và tư nhân (máy
biến áp điện, các bộ thiết bị chuyển mạch và máy phát điện tua-
bin) bắt đầu ít nhất là từ năm 1956 và tiếp tục cho tới năm
1959. Trong những cuộc họp giữa giám đốc điều hành của các công
ty đáng lẽ là đối thủ cạnh tranh, các mức giá không cạnh tranh,
gian lận sẵn với từng gói thầu mà trên danh nghĩa là thầu kín,
được quyết định và mỗi công ty được chia một tỷ lệ phần trăm
nhất định của hợp đồng đang ký. Chính phủ còn cáo buộc thêm
rằng, trong một nỗ lực nhằm giữ bí mật cho những cuộc họp này,
các vị giám đốc điều hành đã viện đến các công cụ như dùng mật
mã thay cho tên công ty trong các thư từ giao dịch, gọi điện
thoại từ bốt công cộng hoặc từ nhà thay vì gọi số máy văn
phòng, giả mạo bản kê chi tiêu đối với các cuộc tụ họp của họ
để che giấu một thực tế là tất cả bọn họ đều tập trung ở một
thành phố cụ thể vào một ngày nhất định. Nhưng những mưu kế của
họ đã không thành. Các quan chức liên bang, đứng đầu là Robert
A. Bick, trưởng bộ phận chống độc quyền của Bộ Tư pháp, đã phơi
bày sự thật với sự giúp đỡ đáng kể từ một số thành viên trong
chính đội ngũ đồng mưu.</p>
<p class="calibre2">Ý nghĩa kinh tế và xã hội của toàn bộ sự
việc có thể được chứng minh rõ rệt chỉ bằng một vài con số.
Bình quân trong một năm tại thời điểm diễn ra các âm mưu, hơn
1,75 tỷ đô-la đã được chi để mua máy móc (các loại đang được
nói đến), gần một phần tư số đó được chi bởi các liên bang,
tiểu bang và chính quyền địa phương (nghĩa là các đối tượng nộp
thuế), hầu hết phần còn lại là được chi bởi các công ty dịch vụ
công cộng của tư nhân (có xu hướng đổ lên đầu công chúng dưới
hình thức tăng cước phí dịch vụ). Ví dụ giá niêm yết của một
máy phát điện tua-bin 500.000 kilowatt – một thiết bị khổng lồ
để sản xuất năng lượng điện từ hơi nước – thường rơi vào tầm 16
triệu đô-la. Trên thực tế, các nhà sản xuất đôi khi giảm giá
tới tận 25% để bán được sản phẩm; do đó, nếu tất cả minh bạch,
việc mua máy này có thể tiết kiệm được 4 triệu đô-la; nếu đại
diện của các công ty sản xuất ra những chiếc máy phát điện ấy
tổ chức một cuộc họp để ấn định giá thì thực tế, họ có thể nâng
giá bán ra cho người chịu cuối cùng lên 4 triệu đô-la. Và cuối
cùng, khách hàng gần như chắc chắn là công chúng.</p>