<p class="calibre2">––––––</p>
<p class="calibre2">Các cáo trạng ở Philadelphia tiết lộ “một
mô hình vi phạm mà xếp vào các loại nghiêm trọng nhất, trắng
trợn nhất, lan tràn nhất từng ghi dấu trong bất kỳ một ngành
công nghiệp cơ bản nào của Mỹ.” Trước khi tuyên án, thẩm phán
J. Cullen Ganey cho rằng các hành vi vi phạm đã cấu thành “một
bản cáo trạng gây sốc của một bộ phận lớn trong nền kinh tế của
chúng ta, bởi cái mà thực sự đang bị đe dọa ở đây là sự sống
còn của... hệ thống tự do kinh doanh.” Các án tù là bằng chứng
cho thấy ông đã nói là làm. Dù trong suốt bảy thập kỷ kể từ khi
Đạo luật Sherman được thông qua, rất nhiều vụ truy tố thành
công đối với những vi phạm Đạo luật này, song trên thực tế rất
hãn hữu mới có các giám đốc bị bỏ tù. Chính vì thế, không có gì
ngạc nhiên, khi vụ này dấy lên một sự om sòm trên báo chí. Tổ
chức Cộng hòa mới<a href="note:" title="48. The New Republic:
là tổ chức truyền thông đa phương tiện thành lập năm 1914.">
<sup class="calibre4">48</sup></a> phàn nàn rằng các tờ báo và
tạp chí đã cố ý nương tay “vụ bê bối doanh nghiệp lớn nhất
trong nhiều thập kỷ”; nhưng lời cáo buộc này dường như không có
nhiều căn cứ. Xét đến những khía cạnh như sự hờ hững của công
chúng đối với thiết bị chuyển mạch, sự vô tình đáng sợ của
những vụ án hình sự liên quan đến luật chống độc quyền và tương
đối ít chi tiết nổi lên về các âm mưu, báo giới nói chung đã mở
ra cho câu chuyện rất nhiều không gian. Thậm chí <em
class="calibre5">Wall Street Journal</em> và tờ <em
class="calibre5">Fortune</em> cho đăng những câu chuyện giàu
thông tin và không nhân nhượng về sự thất bại. Đây đó người ta
có thể phát hiện ra những dấu hiệu hồi sinh tinh thần bài xích
doanh nghiệp một thời của báo chí như hồi thập niên 1930. Xét
cho cùng, còn gì có thể phấn khởi hơn khi chứng kiến hàng loạt
giám đốc điều hành đạo mạo, bảnh bao, lương cao ngút ngàn của
một vài tập đoàn thanh thế nhất nước Mỹ bị đưa vào tù giống như
bọn móc túi thông thường? Chắc chắn khoảnh khắc rực rỡ nhất cho
những kẻ thả mồi trong giới kinh doanh kể từ năm 1938 là khi
Richard Whitney, nguyên chủ tịch Sở giao dịch chứng khoán New
York, bị bỏ tù vì đầu cơ bằng tiền của khách hàng. Một số gọi
vụ đó là vụ lớn nhất kể từ vụ Teapot Dome<a href="note:"
title="49. Vụ buôn bán dầu lửa diễn ra năm 1921-1922 dưới thời
Tổng thống Mỹ Warren G. Harding. Bộ trưởng Bộ Nội vụ khi đó là
Albert Fall đã thu xếp hợp đồng cho thuê vùng khai thác dầu ở
Elk Hills và Teapot Dome mà không thực hiện đấu thầu cạnh
tranh, nhận hối lộ hơn 400.000 đô-la."><sup
class="calibre4">49</sup></a>.</p>
<p class="calibre2">Tệ nhất là, đâu đâu người ta cũng đều nghi
ngờ về tình trạng đạo đức giả trong các vị trí cao nhất. Cả hai
vị, chủ tịch hội đồng quản trị lẫn tổng giám đốc của General