<p class="calibre2">Điều thứ hai, Lilienthal đã gây dựng cả một
gia tài thực thụ với vai trò nhân viên công ty và doanh nhân.
Trong một báo cáo bổ nhiệm của Tập đoàn Khoáng sản và Hóa chất
Hoa Kỳ ngày 24 tháng 6 năm 1960 mà tôi có được, Lilienthal được
nêu danh với tư cách là giám đốc công ty và chủ sở hữu của
41.366 cổ phiếu phổ thông. Theo những gì tôi điều tra, những cổ
phiếu này tại thời điểm đó được giao dịch trên Sàn giao dịch
chứng khoán New York với giá là khoảng 25 đô-la một cổ phiếu.
Bằng một phép nhân đơn giản, ta có thể thấy đó là một số tiền
khổng lồ so với mức trung bình, kể cả trong số những cán bộ cả
đời ăn lương nhà nước mà không có sự hỗ trợ từ các nguồn tư
nhân nào.</p>
<p class="calibre2">Thứ ba, vào năm 1953, nhà xuất bản Harper
& Brothers ra mắt cuốn sách thứ ba của Lilienthal có tên
<em class="calibre5">Doanh nghiệp lớn: Một thời đại mới</em>
(Big Business: A New Era). (Hai cuốn trước của ông là <em
class="calibre5">TVA.:Dân chủ tháng Ba</em> ( <em
class="calibre5">TVA.:</em> Democracy on the March <em
class="calibre5">)</em> và <em class="calibre5">Tôi tin
tưởng</em> điều này (This I Do Believe) lần lượt được xuất bản
vào năm 1944 và 1949). Trong cuốn <em class="calibre5">Doanh
nghiệp lớn</em>, Lilienthal lập luận: không chỉ sự vượt trội về
sản xuất và phân phối sản phẩm mà cả nền an ninh quốc gia của
Mỹ đều phụ thuộc vào tầm vóc của công nghiệp; hiện nay người Mỹ
có đủ sự bảo hộ của nhà nước để chống lại sự lạm dụng của các
doanh nghiệp lớn, hoặc chúng ta hiểu rõ cách để “dẫn dắt” các
doanh nghiệp lớn ấy nếu cần; doanh nghiệp lớn không có xu hướng
phá hoại công việc làm ăn của các doanh nghiệp nhỏ mà ngược lại
còn phải góp phần xúc tiến các doanh nghiệp nhỏ; cuối cùng,
hiệp hội các doanh nghiệp lớn không hề đàn áp chủ nghĩa cá nhân
như những gì hầu hết các nhà trí thức vẫn tâm niệm mà thực sự
khuyến khích chủ nghĩa cá nhân thông qua việc đẩy lùi đói
nghèo, bệnh tật, sự bấp bênh về vật chất và tạo ra nhiều cơ hội
giải trí và du lịch hơn. Quả là những lời nói sắc bén từ một
thương nhân có tuổi nhưng mới vào nghề.</p>
<p class="calibre2">Là một người đọc báo, tôi thường xuyên theo
dõi khá sâu sát sự nghiệp của Lilienthal. Đỉnh điểm mối quan
tâm này của tôi đối với cương vị quan chức chính phủ của
Lilienthal là vào tháng 2 năm 1947. Khi ấy, trước đòn công kích
của kẻ thù truyền kiếp của ông là nghị sĩ đối lập có tên
Kenneth D. McKellar của bang Tennessee trong phiên họp điều
trần đánh giá về sự phù hợp của ông cho vị trí trong AEC, ông
đưa ngay ra một tuyên bố thẳng thừng về lòng tin đối với dân
chủ cá nhân mà đối với nhiều người, điều này vẫn được xếp là
một trong những mũi công kích sắc nhọn nhất chĩa vào cái mà sau